Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì? 9 lợi ích khiến bạn bất ngờ

(VOH) – Nhắc đến tinh dầu bạc hà hẳn ai cũng biết về danh tiếng đã có từ ngàn đời nay. Tuy nhiên dùng tinh dầu bạc hà có tác gì với sức khỏe có lẽ phần lớn chúng ta đều chưa hiểu tường tận.

Có thể nói, bạc hà là một loại cây với “thâm niên” rất lâu đời tại nhiều nền văn minh trên thế giới. Thần thoại Hy Lạp, thuốc dân gian của Nhật Bản, Trung Quốc... đều có chứa những bằng chứng liên quan đến loại cây này. Chính vì thế, cho tới nay, tinh dầu bạc hà vẫn đang được sử dụng phổ biến ở hầu các quốc gia trên thế giới, trong cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại.

1. Tinh dầu bạc hà là gì?

Tinh dầu bạc hà có tên tiếng anh là Peppermint essential oil, được chiết xuất từ thân, lá của cây bạc hà bằng nhiều phương pháp khác nhau như: chưng cất hơi nước, ép lạnh hoặc công nghệ  CO2. Tinh dầu bạc hà thường có màu vàng nhạt, mùi hương the mát, có chút cay nhẹ rất đặc trưng.

tinh-dau-bac-ha-co-tac-dung-gi-9-loi-ich-khien-ban-bat-ngo-voh-0
Tinh dầu bạc hà được chiết xuất trực tiếp từ thân và lá bạc hà (Nguồn: Internet)

Hơn hết, nhờ được điều chế trực tiếp từ lá bạc hà nên lượng chất kháng viêm, kháng khuẩn trong tinh dầu bạc hà vô cùng dồi dào, điển hình như menthol, phenolic hay flavonoid. Cũng chính bởi vậy nên tinh dầu bạc hà luôn thuộc nhóm tinh dầu thiên nhiên “top đầu” mà các chuyên gia sức khỏe đánh giá rất cao.

2. Dùng tinh dầu bạc hà có tác dụng gì với sức khỏe?

Các nghiên cứu y khoa đã được tiến hành và nhận thấy tinh dầu bạc hà có tác dụng phòng ngừa cũng như cải thiện khá nhiều vấn đề sức khỏe. Có thể kể đến như:

2.1 Giảm đau cơ và khớp

Tinh dầu bạc hà vốn nổi tiếng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên lành tính và an toàn, nhất là với những trường hợp đau cơ do hoạt động quá mức, căng cơ, co rút.

2.2 Hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp trên

Như đã chia sẻ, trong tinh dầu bạc hà có chứa đa dạng hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn cực kì mạnh, với đặc tính hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp trên. Cụ thể là làm giảm đau họng, giảm tắc nghẽn mũi, ho có đờm... Hỗ trợ chữa trị và làm giảm triệu chứng của các bệnh như hen suyễnviêm xoang, cúm, cảm lạnh, viêm phế quản.

Xem thêm: ‘Nằm lòng’ những biện pháp này để chủ động phòng bệnh đường hô hấp khi nắng – mưa thất thường

2.3 Giảm dị ứng theo mùa

Nhờ có khả năng làm giãn các cơ đường hô hấp, chống viêm, long đờm, làm thông đường mũi họng nên tinh dầu bạc cũng góp phần giảm nhẹ tình trạng dị ứng mùi hay dị ứng với phấn hoa. Bên cạnh đó, nhiều phân tích cũng nhận thấy rằng, tinh dầu bạc hà có tác dụng xoa dịu cảm giác ngứa ngáy một cách rõ rệt.

2.4 Ngăn chặn cảm giác buồn nôn

Những ai thường cảm thấy buồn nôn vì bệnh, thai nghén hoặc say tàu xe... thì có thể sử dụng tinh dầu bạc hà như một phương pháp khắc phục tự nhiên khá hiệu quả. Ngoài ra, những bệnh nhân vừa mới phẫu thuật xong của có thể sử dụng loại tinh dầu này để thoát khỏi tình trạng muốn nôn do phản ứng của cơ thể.

tinh-dau-bac-ha-co-tac-dung-gi-9-loi-ich-khien-ban-bat-ngo-voh-1
Xông ngửi tinh dầu bạc hà sẽ giảm cảm giác buồn nôn khó chịu (Nguồn: Internet)

2.5 Giảm hội chứng ruột kích thích

Trong số những công dụng của tinh dầu bạc hà phải kể đến đặc tính cải thiện hữu hiệu hội chứng ruột kích thích. Khi sử dụng tinh dầu ở dạng nang uống có thể giúp làm giảm các triệu chứng đầy bụng khó tiêu, đau đại tràng, tiêu chảy.... do trong tinh dầu bạc hà có chứa thành phần làm giảm co thắt đại tràng, giảm co bóp quá mức các cơ ở ruột.

Xem thêm: Chữa hội chứng ruột kích thích và viêm loét dạ dày bằng Đông Tây y kết hợp là tốt nhất’

2.6 Tăng cường năng lượng và hiệu suất làm việc

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, sự tập trung thì hãy sử dụng tinh dầu bạc hà, bởi nó sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng, cải thiện sự tập trung cũng như hiệu suất làm việc.

2.7 Tăng cường sức khỏe răng miệng

Với các dưỡng chất có tác dụng “tiêu diệt” vi khuẩn, mùi hôi trong khoang miệng hiệu quả, các nhà sản xuất cũng thường nghiên cứu bổ sung tinh dầu bạc hà vào các sản phẩm như kem đánh răng, nước súc miệng. Ngoài ra, còn tạo cho bạn cảm giác the mát và bảo vệ răng trước sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại men răng.

Xem thêm: Chuyên gia Đông y mách bạn mẹo chữa hôi miệng cực hay tại nhà, giúp bạn tự tin giao tiếp

2.8 Giảm gàu, kích thích tóc phát triển

Tinh dầu bạc hà là một thành phần điển hình được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc tóc nhờ khả năng phục hồi tóc hư tổn, kích thích mọc tóc, làm sạch da đầu và khả năng kháng nấm. Đặc biệt, hoạt chất menthol từ tinh dầu bạc hà thường có mặt ở những loại dầu gội chuyên trị gàu.

2.9 Xua đuổi côn trùng

Một số loại côn trùng không ưa thích, thậm chí là ghét mùi hương của tinh dầu bạc hà. Vì thế, bạn có thể sử dụng loại tinh dầu này để xua đuổi gián, kiến, nhện, muỗi và thậm chí cả chuột.

Xem thêm: 8 cách đuổi muỗi từ nguyên liệu thiên nhiên vừa an toàn lại còn giúp căn nhà thơm mát

3. Hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu bạc hà hiệu quả

tinh-dau-bac-ha-co-tac-dung-gi-9-loi-ich-khien-ban-bat-ngo-voh-2
Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng hãy chú ý kiểm soát liều lượng (Nguồn: Internet)

Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà bằng các cách sau đây:

  • Massage: Sử dụng một vài giọt tinh dầu bạc hà để massage vào các khu vực trên cơ thể, giúp giảm đau cơ bắp, ngăn chặn căng cơ, thư giãn cơ bắp... Có thể kết hợp thêm với các loại tinh dầu khác như tinh dầu oải hương để tăng hiệu quả.
  • Tắm: Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bồn tắm hoặc chậu nước, sau đó dùng nước tắm rồi massage nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể, giúp thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
  • Tinh dầu bạc hà súc miệng: Bạn có thể cho một vài giọt tinh dầu vào trong một ly nước và súc miệng vào mỗi buổi tối sẽ giúp khử mùi hôi cũng như làm sạch miệng hiệu quả.
  • Tinh dầu bạc hà xông mũi: Hít tinh dầu bạc hà trực tiếp hoặc khuếch tán nó bằng đèn xông tinh dầu để tạo không khí trong sạch, tốt cho hệ hô hấp.
  • Sử dụng băng gạc: Thêm một vài giọt tinh dầu vào miếng băng gạc và dán vào 2 bên thái dương sẽ giúp bạn giảm cơn đau đầu.

4. Một số lưu ý an toàn khác cần biết khi dùng tinh dầu bạc hà

Nhìn chung, tinh dầu bạc hà có tác động khá lành tính với sức khỏe của chúng ta. Song nhằm đảm bảo tận dụng hiệu quả các lợi ích tuyệt vời từ loại tinh dầu thiên nhiên này, bạn nên lưu ý thực hiện tốt các khuyến cáo an toàn sau:

  • Chỉ sử dụng tinh dầu bạc hà với lượng vừa phải, từ 3 – 4 giọt mỗi lần, không lạm dụng và thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị.
  • Tuyệt đối không uống hoặc nuốt tinh dầu bạc hà vì có thể gây nguy hiểm đến tinh mạng.
  • Đối với trẻ em nhỏ tuổi, tinh dầu bạc hà bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu bạc hà cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh.

Xem thêm: 6 công dụng của tinh dầu tràm cho bé thuyết phục mẹ 'đầu tư' ngay

5. Thành phần hóa học của tinh dầu bạc hà

Tỉ lệ các thành phần hóa học điển hình trong tinh dầu bạc hà được ước tính như sau:

  • Menthol: 36.02%
  • Menthone: 24.56%
  • Menthyl acetate: 8.95%
  • Menthofuran: 6.88%

Cùng với đó là các vi chất có hoạt tính kháng khuẩn khác như staphylococcus aureus, micrococcus flavus, bacillus subtilis, staphylococcus epidermidis và salmonella enteritides.

Trên đây là những chia sẻ về công dụng của tinh dầu bạc hà và cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Hi vọng với những thông tin trên sẽ mang đến cho bạn có thêm nguồn kiến thức mới, nhằm chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình được tốt hơn.