Áp xe hậu môn và những điều cần biết

(VOH) - Áp xe hậu môn là căn bệnh gây ra tình trạng khó chịu, khiến người bệnh đứng ngồi không yên. Vậy đây là căn bệnh như thế nào, có dễ điều trị không?

1. Áp xe hậu môn là gì?

Áp xe hậu môn là tình trạng các mô mềm xung quanh vùng hậu môn bị viêm, nhiễm trùng, tạo thành các khối sưng đỏ và chứa mủ bên trong. Phần lớn áp xe hậu môn là kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. 

Áp xe hậu môn có thể gặp ở bất cứ ai, trong độ tuổi nào, ngay cả với trẻ sơ sinh. 

ap-xe-hau-mon-va-nhung-dieu-can-biet-voh-1

Áp xe hậu môn gây đau đớn và khó chịu (Nguồn: Internet)

2. Áp xe hậu môn có mấy loại?

Tùy vào vị trí của khối áp xe có thể phân áp xe hậu môn thành các loại phổ biến sau:

2.1 Áp xe dưới da

Khối áp xe chứa dịch mủ hình thành và nằm gần lỗ hậu môn, ở vị trí rất nông, dưới bề mặt da. 

2.2 Áp xe dưới niêm mạc

Vị trí của khối áp xe là bên dưới niêm mạc, phía dưới thấp ống hậu môn.

2.3 Áp xe giữa các cơ thắt

Khối áp xe nằm giữa các cơ thắt bên trong và ngoài, ở trí cao hoặc thấp.

2.4 Áp xe trên cơ thắt

Khối áp xe nằm trên các cơ thắt hoặc mặt dưới của cơ nâng hậu môn.

3. Nguyên nhân áp xe hậu môn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe hậu môn như:

3.1 Hậu môn bị nhiễm trùng

Do một số loại vi khuẩn như lao, lị, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột phát triển và gây viêm, nhiễm trùng hậu môn trực tràng. Một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gồm có:

  • Vệ sinh hậu môn kém.
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm hậu môn, viêm nang lông, trĩ, nứt kẽ hậu môn,…

3.2 Sinh hoạt tình dục đường hậu môn

Sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn rất dễ làm tổn thương đường hậu môn trực tràng và gây nhiễm trùng, tạo điều kiện cho ổ áp xe hình thành và phát triển. Ngoài ra còn có nguy cơ cao bị áp xe hậu môn khi giao hợp với những người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

3.3 Hậu phẫu

Những người từng thực hiện tiểu phẫu về hậu môn, trực tràng, niệu đạo nhưng dụng cụ y tế không được vô trùng, không đảm bảo an toàn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến áp xe hậu môn. 

3.4 Dùng thuốc

Một số thuốc điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng được dùng trong thời gian dài hoặc không đúng cách có thể gây kích thích, viêm nhiễm các mô ở vùng hậu môn, tạo điều kiện hình thành ổ áp xe. 

4. Ai có nguy cơ cao bị áp xe hậu môn?

Một số đối tượng sau đây có nguy cơ cao bị áp xe hậu môn hơn so với những người khác:

  • Người bị viêm đại tràng, viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.
  • Người bệnh tiểu đường.
  • Người bị viêm túi thừa.
  • Người bị viêm vùng chậu.
  • Những người quan hệ qua ngã hậu môn.
  • Sử dụng các thuốc như prednison.

5. Triệu chứng áp xe hậu môn

Khi bị áp xe hậu môn bạn sẽ gặp phải những triệu chứng sau đây:

  • Đau hậu môn kéo dài, đau nhói và trầm trọng hơn khi ngồi.
  • Bị kích thích da xung quanh hậu môn gồm sưng, đỏ và nhạy cảm.
  • Tiết mủ.
  • Táo bón hoặc đau khi đi cầu.

Nếu ổ áp xe nằm sâu bên trong, có thể gây sốt, ớn lạnh hoặc khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, đôi khi sốt là triệu chứng duy nhất của áp xe hậu môn sâu.

5.1 Phương pháp chẩn đoán áp xe hậu môn

Thông thường, kiểm tra trực tràng kỹ thuật số là cách đủ để chẩn đoán áp xe hậu môn. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Bệnh viêm ruột.
  • Bệnh túi thừa. 
  • Ung thư trực tràng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán chính xác và nhanh nhất.

5.2 Áp xe hậu môn có nguy hiểm không?

Khoảng 50% bệnh nhân bị áp xe hậu môn sẽ có biến chứng rò hậu môn. Lỗ rò là một lỗ thông nhỏ bất thường giữa vị trí áp xe và da.

Có thể nói, áp xe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, cần được xử lý sớm, đúng thời điểm, trước khi khối áp xe vỡ để hạn chế nhiễm trùng lan rộng, gây biến chứng. 

6. Cách chữa trị bệnh áp xe hậu môn

Thông thường, khối áp xe hậu môn có thể tự vỡ vào trong hậu môn và tự khỏi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp phải dùng kháng sinh kết hợp với rạch tháo mủ và dẫn lưu mủ mới đem lại hiệu quả và an toàn. 

Sau khi chích rạch và dẫn lưu mủ, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau để người bệnh giảm đau vùng hậu môn.

Một số biến chứng sau tiểu phẫu có thể gặp gồm có:

Để áp xe hậu môn không tái phát thì người bệnh cần tuân theo những lời khuyên và chỉ dẫn của bác sĩ khi chăm sóc tại nhà.

Bạn có thể điều trị áp xe hậu môn tại bác sĩ tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn – trực tràng tại các cơ sở y tế. 

7. Cách phòng ngừa áp xe hậu môn

ap-xe-hau-mon-va-nhung-dieu-can-biet-voh-2

Phòng ngừa táo bón để dự phòng áp xe hậu môn (Nguồn: Internet)

Để không bị áp xe hậu môn bạn cần thực hiện tốt những điều sau đây:

  • Mỗi ngày, rửa và vệ sinh hậu môn sạch sẽ, giữ cho vùng hậu môn luôn khô thoáng.
  • Không sinh hoạt tình dục qua ngã hậu môn.
  • Phòng ngừa táo bón để tránh bị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn – nguyên nhân gây áp xe hậu môn.
  • Đối với trẻ em, thay bỉm thường xuyên và vệ sinh hậu môn đúng cách để dự phòng áp xe hậu môn.

Thực hiện những điều này không chỉ phòng ngừa áp xe hậu môn hiệu quả mà còn dự phòng tình trạng áp xe hậu môn tái phát.