Bà bầu bị quai bị nguy hiểm tới mức nào?

(VOH) – Quai bị là bệnh truyền nhiễm thông thường nhưng lại khá nguy hiểm với thai phụ. Bà bầu bị quai bị dù ở giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và bé yêu trong bụng.

1. Bà bầu bị quai bị sẽ gặp nguy hiểm gì?

Nhìn chung, quai bị là một dạng bệnh nhiễm trùng lành tính, biểu hiện trong cơ thể dưới dạng sưng các tuyến tạo ra nước bọt, gây đau đớn. Trong một số trường hợp nhất định, các khu vực khác của cơ thể cũng có thể bị sưng và viêm.

Bệnh quai bị thường gặp nhiều ở trẻ em nhưng các đối tượng khác cũng có thể gặp phải, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nếu bà bầu bị quai bị khi mang thai không được theo dõi và điều trị kỹ lưỡng có khả năng sẽ gặp phải những ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn bé.

ba-bau-bi-quai-bi-co-nguy-hiem-khong-voh

Bà bầu bị quai bị cần được theo dõi và thăm khám thường xuyên để tránh những hậu quả đáng tiếc (Nguồn: Internet)

1.1 Rủi ro cho mẹ bầu

Phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị thường có nguy cơ bị sưng ở buồng trứng cũng như các bộ phận khác nhau ở vùng vú. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng có thể khiến mẹ bầu bị sốt và cơn đau đầu hành hạ.

Trong những trường hợp nguy hiểm, bệnh quai bị sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu hoặc bị mất thị lực đáng kể.

1.2 Rủi ro cho thai nhi

Bà bầu bị quai bị trong 12 tuần đầu của thai kỳ có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai. Còn nếu nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ thai chết lưu, đẻ non.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh virus quai bị có tính teratogenic, nghĩa là gây biến đổi cho thai nhi. Chỉ có một vài trường hợp (tỷ lệ rất hiếm) báo cáo, trẻ sơ sinh có thể bị dị tật viêm tuyến mang tai ngay sau sinh hoặc trong 10 ngày sau sinh.

2. Nguyên nhân và triệu chứng khi bà bầu bị quai bị

Quai bị là bệnh do virus paramyxovirus gây ra. Loại virus này dễ dàng được lây lan bởi những giọt nước bọt bị nhiễm bệnh trong không khí. Nếu bà bầu có tiếp xúc với người bị bệnh quai bị thì có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh.

Khi bà bầu bị bệnh quai bị cơ thể sẽ đưa ra những dấu hiệu nhận biết như:

  • Gây ra các cơn sốt và đau đầu, mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
  • Các tuyến gần mang tai bắt đầu sưng lên làm cho việc nhai và nuốt của bà bầu gặp khó khăn.
  • Một số trường hợp còn bị đau cổ, bụng và lưng.

3. Bà bầu bị quai bị phải làm sao?

Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện trên và nghi ngờ mình bị bệnh quai bị trong khi mang thai bà bầu nên đi thăm khám để xác định chính xác có bị quai bị hay không.

Mặc dù hiện hay không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bà bầu bị bệnh quai bị, nhưng các bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm những triệu chứng khó chịu như sốt, ho, sưng hàm cho mẹ.

ba-bau-bi-quai-bi-co-nguy-hiem-khong-1-voh

Bà sử dụng thuốc cần phải tuân thủ đeo đơn kê và liều lượng dùng (Nguồn: Internet)

Và để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, sau khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm mẹ vẫn nên khám định kỳ ở các tuần thai 12, 22, 32... theo chỉ định của bác sĩ để tầm soát bệnh và biến chứng có thể do bệnh gây ra,

Để phòng tránh mắc phải bệnh quai bị trong quá trình mang thai, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên tiêm vắc-xin phòng quai bị khi có ý định có thai. Không nên tiêm phòng quai bị khi đang mang thai bởi loại vắc-xin này chứa virus sống có khả năng xâm nhập và gây hại cho thai nhi khi hệ miễn dịch của mẹ đang yếu ớt.

4. Điều cần lưu ý khi bà bầu bị quai bị 

Điều quan trọng nhất mà bà bầu bị quai bị cần nhớ chính là không được tự ý dùng thuốc điều trị, nhất là các loại thuốc kháng sinh khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ.

Bên cạnh đó, bà bầu bị quai bị cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn. Nên ăn những loại thức ăn mềm, lỏng như: cháo, súp, phở, sữa, uống nhiều nước... để  dễ ăn hơn và giúp giảm sưng.

Bà bầu bị quai bị sẽ rất mệt mỏi nhiều do sức đề kháng suy giảm, vì thế, hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ để giúp bệnh nhanh hồi phục.