Bạn đã biết, tác dụng của củ gai trong đông y như thế nào chưa?

(VOH) - Cây gai thường được dùng lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá và dùng lá để làm bánh gai hay bánh ít. Tuy nhiên, ít ai biết rễ của loài cây này cũng có thể sử dụng, vậy tác dụng của củ gai là gì?

Theo dân gian, củ gai thường được biết đến như một loại “thần dược” giúp dưỡng thai, chữa động thai, dọa sảy thai. Ngoài ra, trong y học cổ truyền củ gai còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.

1. Củ gai là củ gì?

Củ gai là phần rễ của cây gai có màu nâu, hình dáng thon dài (nhìn khá giống củ khoai mì nhưng thon hơn) dài khoảng 10 – 40cm. Vỏ bên ngoài có màu nâu đậm và có các vết sần nhỏ.

tac-dung-cua-cu-gai-voh-0
Củ gai chính là củ của cây gai (Nguồn: Internet)

Thông thường, người ta đào rể và củ gai về rửa sạch đất, rồi cắt thành miếng làm thuốc, có thể dùng tươi (củ gai tươi) hoặc sấy khô (củ gai khô).

2. Tác dụng của củ gai đối với sức khỏe

Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, củ gai có chứa  axit chlorogenic, axit cafeic, axit protocatechic, axit quinic, beta-sitosterol, daucosterol và 19 axit alpha-hydroxyursolic có thể giúp hỗ trợ và điều trị bệnh lý.

Trong y học cổ truyền, rễ cây gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, thường được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y vì có nhiều tác dụng khác nhau như:

  • Chữa lòi dom, giúp co búi trĩ
  • Giảm mụn nhọt, giảm sưng và chóng mưng mủ
  • Giảm đau lưng, đau xương khớp
  • Cầm máu vết thương
  • Giúp lợi tiểu, thông tiểu, nước tiểu đục màu, tiểu rau máu, hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt....
  • Thanh nhiệt giải độc
  • Kém ăn, tiêu chảy

3. Bà bầu dùng củ gai có tác dụng gì?

Đối với phụ nữ mang thai, củ gai được xem như một loại “thần dược” trong việc bảo vệ thai kỳ. Những công dụng của củ gai đối với phụ nữ mang thai có thể kể đến như:

  • Giúp an thai
  • Ngừa sảy thai, động thai, bong tách túi thai, tự dịch màng nuôi
  • Đau bụng ra huyết, sinh non
  • Phù thũng khi mang thai
  • Hỗ trợ tích cực trong việc chuyển phôi
tac-dung-cua-cu-gai-voh-1
Củ gai có nhiều lợi ích đối với sức khỏe mẹ bầu (Nguồn: Internet)

Theo dân gian, mẹ bầu dùng củ gai để uống an thai sẽ vô cùng hiệu quả mà không hề gây ra tác dụng phụ. Thậm chí, mẹ bầu có thể dùng củ gai nấu với gà ác, móng giò, chim bồ câu... để tạo thành những món ăn bổ dưỡng cho thai kỳ.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khi mang thai giúp mẹ khỏe, con phát triển tốt

4. Một số bài thuốc từ củ gai

Những tác dụng của củ gai thường được ứng dụng nhiều ở Đông y. Một số bài thuốc kinh nghiệm từ củ gai bạn có thể tham khảo là:

4.1 Dưỡng huyết, an thai

Chuẩn bị củ gai tươi đem sắc đặc với nước, rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Ngoài ra, có thể nấu cháo từ phần nước được sắc của củ gai kết hợp với hồng táo và gạo nếp, rồi chia làm vài lần ăn trong ngày.

Liệu trình này chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian ngắn từ 2 - 3 ngày, không nên dùng kéo dài.

4.2 Lợi tiểu

Với đặc tính hàn, không độc, cây gai có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Bạn chỉ cần sử dụng rễ cây gai đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 lần, tình hình bệnh sẽ được cải thiện. Liệu trình dùng từ 3 - 5 ngày.

4.3 Chữa tiểu dắt do nhiệt

Dùng củ gai, cây mã đề và hành tươi. Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào nồi sắc đặc, mỗi ngày uống 1 lần. Liệu trình dùng từ 3 - 5 ngày.

4.4 Trị tê mỏi chân tay

Chuẩn bị một ít củ gai đem rửa sạch rồi sắc đặc, dùng uống trong ngày sẽ giúp bệnh thuyên giảm.

4.5 Trị người nóng, tiểu tiện đỏ do nhiệt

Chuẩn bị củ gai, kết hợp cùng lá cây cối xay, nhân trần, cát căn và một ít nước lọc. Tất cả đem rửa sạch, cho vào ấm đun sôi kỹ, dùng uống thay trà trong ngày. Sử dụng liệu trình này liên tục từ 5 - 7 ngày.

4.6 Trị nước tiểu trắng đục như nước vo gạo

Chuẩn bị các dược liệu gồm rễ cây gai cùng thổ phục linh, rau dừa nước, thương nhĩ tử, đinh lăng và cây trinh nữ. Sau đó, bạn đem nấu với 1 lít nước với lửa nhỏ cho đến khi còn 250ml. Tiếp tục, chia phần nước sắc này thành 2 lần uống trong ngày và sử dụng liệu trình này liên tục từ 5 - 7 ngày.

4.7 Làm mụn nhọt giảm sưng đau và chóng mưng mủ

Chuẩn bị củ gai và rễ cây vông vang đem rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ mụn nhọt, mỗi ngày 1 lần. Để triệu chứng mau khỏi, bạn nên sử dụng liên tục liệu trình từ 1 - 2 ngày.

4.8 Ngăn ngừa rụng tóc

Sử dụng phần nước được sắc đặc từ rễ cây gai đem dùng uống trong ngày, sẽ có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn. 

Lưu ý: Cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ củ gai để bảo bảo đúng liều lượng và an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm: Cây cải trời - vị thuốc dân gian, loại rau ăn thông dụng giúp chữa nhiều loại bệnh

5. Củ gai làm gì ngon?

Củ gai thường được dùng làm vị thuốc trong y học, tuy nhiên, chúng vẫn có thể trở thành nguyên liệu để chế biến món ăn. Bạn có thể sử dụng củ gai tươi hoặc củ gai khô để chế biến các món ăn sau đây:

5.1 Cháo củ gai

tac-dung-cua-cu-gai-voh-2
Cháo củ gai thơm ngon, bổ dưỡng (Nguồn: Internet)

Cháo củ gai là một trong món ngon từ củ gai bạn có thể dễ dàng thực hiện. Đây là một món ăn bổ dưỡng có hương vị thơm ngon từ phần gạo được nấu kỹ kết hợp với củ gai có vị bùi nhẹ đã tạo nên một món ăn hấp dẫn. Đặc biệt món ăn này còn giúp dưỡng thai hiệu quả.

5.2 Gà ác hầm củ gai

Gà ác hầm củ gai cũng là một trong những món ăn từ củ gai được nhiều người yêu thích. Thịt gà ác bổ dưỡng, thịt chắc khi được hòa quyện cùng củ gai có độ bùi và vị thơm vừa phải, cộng thêm các gia vị hầm được nêm nếm vừa phải đã tạo nên một món ăn vừa giúp bồi bổ sức khỏe, vừa tăng cường sức đề kháng.

6. Cách sơ chế và bảo quản củ gai

Củ gai sau khi mua về bạn nên sử dụng cọ sắt hoặc giẻ rửa bát để rửa sạch lớp vỏ đen bên ngoài. Không nên gọt vì lớp vỏ củ gai rất bổ.

Củ gai nếu không sử dụng hết có thể gói kín vào túi nilon hoặc giấy báo và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để giữ độ tươi ngon. Khi được bảo quản đúng cách củ gai giữ tươi được từ 15-20 ngày. Nếu muốn bảo quản củ gai lâu hơn bạn có thể đem củ gai rửa sạch, thái lát và phơi khô.  

Nhìn chung, củ gai là một trong những loại củ rất có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Củ gai lành tính nên bạn có thể sử dụng chúng trong chế biến ẩm thực hoặc sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng như một vị thuốc hãy tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.