Bệnh celiac là gì, có nguy hiểm không?

(VOH) - Bệnh Celiac ảnh hưởng đến ruột non – một bộ phận quan trọng liên quan đến tình trạng dinh dưỡng. Hãy tìm hiểu các triệu chứng cũng như cách phòng trị căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh Celiac là gì?

Bệnh Celiac hay bệnh Coeliac, là một rối loạn tự miễn dịch lâu dài ảnh hưởng chủ yếu đến ruột non. Có thể nói, đây là một chứng dị ứng khá trầm trọng, nguyên nhân do phản ứng miễn dịch của cơ thể với gluten – một loại protein được tìm thấy ở lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và trong một số loại yến mạch.

Phản ứng này xảy ra trong ruột và kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tấn công, phá hủy niêm mạc ruột, ngăn cản không cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể.

benh-celiac-la-gi-co-nguy-hiem-khong-voh-1

Gluten có nhiều trong lúa mì, lúa mạch,..(Nguồn: Internet)

2. Các triệu chứng của bệnh Celiac

Bệnh Celiac có thể gây ra các triệu chứng khác nhau tại những thời điểm khác nhau, bao gồm:

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ thường biểu hiện các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy (có thể kèm phân có máu) và táo bón. Trẻ có thể kém phát triển, không hoặc kém tăng cân, hay quấy khóc, ít chơi đùa hoặc lệ thuộc quá mức vào người chăm sóc. Các dấu hiệu suy dinh dưỡng như bụng lớn, cơ đùi teo nhỏ và mông lép,…
  • Trẻ tuổi thiếu niên có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sau của dậy thì và trong khoảng thời gian ngắn. Trẻ có thể có các triệu chứng như rụng tóc hoặc gặp các vấn đề về răng.
  • Người lớn thường ít có các triệu chứng về tiêu hóa. Thay vào đó, bệnh nhân thường có những triệu chứng chung của sức khỏe kém, bao gồm mệt mỏi, đau xương hoặc đau khớp, dễ cáu, lo lắng và trầm cảm, ở phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt. Loãng xương và thiếu máu gặp phổ biến ở những người lớn bị bệnh Celiac.
  • Có triệu chứng rối loạn liên quan đến sự tiêu hóa các sản phẩm từ sữa.
  • Viêm da dạng herpes (da ngứa và nổi mụn nước) và loét niêm mạc miệng cũng là triệu chứng thường gặp ở những người bệnh Celiac.

benh-celiac-la-gi-co-nguy-hiem-khong-voh-2

Người bệnh Celiac thường có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa (Nguồn: Internet)

3. Bệnh Celiac có nguy hiểm không?

Bệnh Celiac là một bệnh nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

Do đó, khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh Celiac, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý này. Lưu ý, khi xét nghiệm chẩn đoán bệnh Celiac, bạn không được ngừng ăn gluten vì như vậy, nó sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm của bạn.

Nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn có thể mắc bệnh Celiac, thì xét nghiệm mẫu sinh thiết ruột non (lấy một mẫu mô nhỏ từ ruột non bằng cách sử dụng một ống soi nhỏ) hoặc chẩn đoán viêm da dạng herpes (phát ban da) sẽ giúp chẩn đoán xác định rằng bạn mắc bệnh Celiac.

4. Điều trị bệnh Celiac bằng cách nào?

Cách điều trị bệnh Celiac hiệu quả duy nhất được biết đến là chế độ ăn không có gluten suốt đời, bao gồm ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì và lúa mạch. Ngoài ra, gluten còn có thể xuất hiện trong một số loại thuốc. Do đó, trước khi mua bất kỳ loại thực phẩm hay thức uống, thực phẩm chức năng nào, bạn cần tìm hiểu kĩ về thành phần các chất.

Thực phẩm bổ sung để tăng chất dinh dưỡng và dùng thuốc để kiểm soát dị ứng có thể được sử dụng.

benh-celiac-la-gi-co-nguy-hiem-khong-voh-3

Người bệnh Celiac cần nói không với gluten (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, người mắc bệnh Celiac cũng nên:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
  • Tham khảo một số chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống hợp lý và đủ chất.
  • Sử dụng những thực phẩm bổ sung được chỉ định hay được kê theo toa thuốc.
  • Đến gặp bác sĩ nếu những triệu chứng không suy giảm sau 3 tuần theo chế độ ăn uống mới.

Việc thực hiện chế độ ăn không có gluten có thể gặp khó khăn lúc ban đầu. Bạn có thể mất nhiều thời gian để tìm hiểu các thực phẩm chứa gluten cũng như học cách đọc nhãn thành phần. Tuy nhiên, khi quen dần với chế độ ăn này, bạn sẽ không tốn nhiều thời gian để lựa chọn thức ăn. Hãy nhớ rằng, chỉ cần không tuân thủ chế độ ăn uống thì tổn thương sẽ quay trở lại dù không gây ra những triệu chứng ngay lập tức.