Cách trị phồng chân an toàn tại nhà

(VOH) - Đi bộ nhiều hoặc mang giày chật khiến da cọ xát nhiều với giày dép là nguyên nhân phổ biến gây phồng rộp da chân. Những vết phồng rộp nhỏ có thể xử lý ngay tại nhà bằng những cách dưới đây.

1. Nguyên nhân gây phồng rộp chân

Bạn có thể bị phồng rộp da chân do các nguyên nhân sau đây:

  • Đi bộ nhiều, chân cọ xát nhiều với giày dép.
  • Mang giày chật, có thể do giày mới mua còn cứng hoặc giày cũ đã không còn phù hợp với kích thước chân.
  • Mang giày, dép khi chân còn ẩm ướt.

cach-tri-phong-chan-an-toan-tai-nha-voh-1

Phồng rộp chân do đi nhiều hoặc mang giày chật (Nguồn: Internet)

Vết phồng rộp da chân có thể có nhiều kích thước khác nhau, mọc ở những vị trí không giống nhau ở từng người. Những triệu chứng khi bị phồng rộp chân thường là vết phồng rộp màu đỏ, da bị phồng rộp mụn nước, đau, sưng và viêm,…bạn có thể gặp khó khăn khi đi lại do những vết phồng rộp da.

2. Cách trị phồng chân đơn giản tại nhà

Những vết phồng rộp da chân do sự cọ xát thông thường là những vết phồng nhẹ và bạn có thể tự xử lý ngay tại nhà. Dưới đây là một số cách để bạn xử lý an toàn những vết phồng rộp da chân:

2.1 Dùng trà xanh

Trà xanh có hợp chất chống viêm giúp giảm đau và sưng. Bên cạnh đó, nó cũng chứa chất chống oxy hóa và vitamin giúp da mau lành. Bạn có thể ngâm chân trong nước trà xanh trong khoảng 5 phút, dùng phần lá đắp lên vết phồng, để khoảng 5 - 10 phút. Bạn cũng có thể uống nước trà xanh để tăng tốc độ quá trình lành vết phồng.

2.2 Dùng giấm táo

cach-tri-phong-chan-an-toan-tai-nha-voh-2

Chữa phồng rộp chân bằng giấm táo (Nguồn: Internet)

Giấm táo có tính kháng khuẩn và chống viêm, đây là một trong những phương pháp hiệu quả chữa phồng rộp trên da chân. Bạn có thể nhúng bông vào giấm táo và lau nhẹ lên vết phồng rộp, lưu ý nên pha loãng giấm khi sử dụng.

2.3 Dầu thầu dầu

Loại dầu này giúp dưỡng ẩm vùng da bị phồng rộp, làm giảm ngứa và vết phồng nhanh lành hơn. Sử dụng dầu thầu dầu vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bôi trực tiếp lên vết phồng rộp.

2.4 Nha đam

Nha đam có đặc tính chống viêm, giảm sưng tấy đỏ và giữ ẩm cho da nên sẽ giúp dịu vết phồng rộp nhanh hơn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng nha đam bôi trực tiếp lên vết phồng rộp và sau đó rửa sạch với nước ấm.

Lưu ý: Trong quá trình áp dụng các mẹo xử lý trên, khi vết phồng rộp tự vỡ ra thì cần lau rửa và dùng băng gạc để bảo vệ vùng da bị thương đến khi lành hẳn. Hãy thay băng gạc mỗi ngày cho đến khi da lành lại. Thông thường, sau khi vỡ, các vết phồng nếu được chăm sóc tốt sẽ liền lại sau 3 – 4 ngày.

3. Cách rút dịch từ vết phồng rộp an toàn

cach-tri-phong-chan-an-toan-tai-nha-voh-3

Hãy xử lý vết phồng chân đúng cách (Nguồn: Internet)

Thông thường, vết phồng rộp chân sẽ khỏi sau vài ngày nhưng nếu xử lý không đúng cách, vết thương có thể gây đau và bị nhiễm khuẩn. Do đó, bạn nên xử lý vết phồng rộp theo các bước sau đây:

  • Trước khi rút dịch từ vết phồng, bạn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn và nước.
  • Tiếp theo, bạn hãy dùng nước sạch rửa vùng da bị phồng. Các dung dịch như cồn, oxy già hoặc i-ốt có thể làm vết thương lâu lành hơn.
  • Bạn có thể dùng kim khâu để chọc vỡ vết phồng rộp, nhưng trước tiên cần phải khử trùng chiếc kim để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể khử trùng bằng cách lau kim bằng cồn tẩy rửa có bán ở các hiệu thuốc.
  • Cầm kim nhẹ nhàng và chọc vào vết phồng, để dịch chảy ra tự nhiên và vẫn giữ lại miếng da trên vết thương.
  • Khi đã rút dịch trong vết phồng, hãy bôi thuốc chống nhiễm trùng vào vết thương. Dùng bông gòn sạch để thoa thuốc vào vết thương, không nên dùng tay.
  • Đắp gạc hoặc băng lên vết phồng để bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm trùng.

Lưu ý: Nếu không đảm bảo đủ các yếu tố khử trùng như trên thì bạn nên đến cơ sở y tế để nhờ các y tá, bác sĩ xử lý.