Chế độ ăn uống cho người tiểu đường tuýp 2

(VOH) - Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường) là hội chứng do hậu quả thiếu hoặc mất hoàn toàn Insulin trong cơ thể.

Với đa số bệnh nhân mắc tiểu đường týp (type) 2, vốn dĩ có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát đường huyết chỉ bằng cách áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

1. Vì sao thường nghe người mắc "Tiểu đường tuýp 2" ?

Bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại (type) - thường được gọi là týp (theo âm tiếng Pháp):

- Tiểu đường tuýp 1 là bệnh phụ thuộc insulin - liên quan tới sự thiếu hụt insulin, thường là kết quả của sự phá hủy tự miễn các tế bào của tụy; chiếm khoảng 10% trong tổng số bệnh nhân; thường gặp ở người trẻ và có thể trạng gầy.

- Tiểu đường tuýp 2: là bệnh không phụ thuộc insulin chiếm 90% tổng số người mắc chứng tiểu đường, thường gặp ở người béo phì. Tuy nhiên, người gầy cũng gặp khoảng 15 - 20%.

Giai đoạn sớm của tiểu đường týp 2 được đặc trưng bởi sự sản xuất insulin quá mức. Khi bệnh tiến triển, mức insulin có thể giảm xuống do hậu quả của sự suy giảm một phần các tế bào sản xuất ra insulin của tụy.

Trước đây, tiểu đường týp 2 là bệnh của tuổi trung niên và người cao tuổi, nhưng gần đây đã tăng lên ở tất cả nhóm tuổi. Người ta đã phát hiện được bệnh ở các nhóm tuổi ngày càng trẻ, bao gồm cả vị thành niên và trẻ em.

2. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Hầu hết trường hợp, người mới mắc bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh. Với người bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.

Chế độ ăn uống hợp lý không có nghĩa phải sống trong "thiếu thốn", kiêng khem. Việc ăn uống đúng cách mới là quan trọng nhất.

Trên thực tế có một số bệnh nhân khi bị tiểu đường thì rất "sợ ăn": kiêng cữ nhiều thứ và không dám ăn nhiều. Điều này lâu dài sẽ làm cho cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Ở giai đoạn đầu - đái tháo đường lâm sàng - nếu tự điều trị bằng cách chỉ áp dụng chế độ dinh dưỡng thì không đủ để khống chế đường huyết mà phải điều trị tích cực thêm bằng thuốc kèm theo các bài vận động hợp lý.

Tuy nhiên nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý ở giai đoạn này thì riêng thuốc không đủ để điều trị. Điều này có nghĩa là phải kết hợp chặt chẽ cả ba vấn đề: chế độ ăn - thuốc và hoạt động thể lực.

tiểu đường

Chế độ ăn của người tiểu đường cần cân đối các chất dinh dưỡng - Ảnh: diabetna

2.1 Nguyên tắc dinh dưỡng điều trị cho người tiểu đường týp 2

- Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước.

- Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn cũng như không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

- Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày. Duy trì được cân nặng lý tưởng.

- Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn thương thận...

- Phù hợp với thói quen ăn uống của bệnh nhân.

2.2 Tiểu đường - ăn sao cho đúng ?

- Đối với thức ăn chứa tinh bột: Nên ăn các loại gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người bị tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá.

Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

- Đối với chất đạm: Hạn chế tối đa thực phẩm đóng hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá trích vì trong chúng có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người bị tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt nạc heo, nạc bò đã lấy sạch mỡ.

Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi chứa rất nhiều cholesterol. Nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

- Đối với chất béo: Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg/ngày. Nên thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè

Chế độ ăn uống cho người tiểu đường tuýp 2 2

Khuyến cáo về khẩu phần ăn cho người bệnh tiểu đường có cân nặng trung bình 50kg - Nguồn: BV103

- Tăng cường ăn rau, trái cây tươi: Một ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, vừa chống lão hóa, vừa bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn luôn cả phần vỏ trái hơn là ép lấy nước uống do chất xơ ở lớp là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn.

Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường nên tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, mãng cầu, nhãn...

- Chất ngọt: Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đườngnên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

- Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp. Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.

Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

>>> Cách xử lý các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Phòng tránh dịch bệnh tay chân miệng: bệnh biểu hiện như thế nào? Cách phòng bệnh ra sao? Mời đọc giả đọc các bài viết sau: 

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 5: 3 chú ý để chăm sóc trẻ mắc bệnh

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 4: 5 lý do khiến bệnh nguy hiểm

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 3: Có nên điều trị tại nhà