Chế độ ăn uống khoa học nhất dành cho người mắc bệnh sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp người bệnh cải thiện được tình trạng bệnh của mình.

Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh sỏi thận và ngừa bệnh tái phát sau này. Dưới đây là chế độ ăn uống khoa học chuẩn nhất dành cho người mắc bệnh sỏi thận.

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh sỏi thận nói chung

Người mắc bệnh sỏi thận, ngay từ bây giờ hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống thật khoa học để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này. Cụ thể, chế độ ăn uống phải đảm bảo những yếu tố sau:

1. Uống nhiều nước

che-do-an-uong-khoa-hoc-nhat-danh-cho-nguoi-mac-benh-soi-than-voh-1

Người mắc bệnh sỏi thận nên uống thật nhiều nước (Nguồn: Internet)

Dù đang mắc phải loại sỏi nào thì người bệnh cũng cần phải uống thật nhiều nước. Nếu người bình thường cần uống tối thiểu 2 lít nước trong ngày thì nhu cầu của người bệnh sỏi thận phải là 2,5 lít nước.

Theo các bác sĩ, nước tiểu càng trong càng tốt. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống kết hợp nước ép trái cây hoặc tăng cường nước canh rau trong bữa ăn.

2. Uống nhiều nước cam

Nếu uống nước ép trái cây thì hãy ưu tiên cam trong chế độ dinh dưỡng. Các loại quả họ cam như cam, quýt, chanh, bưởi ngoài thành phần chứa nhiều nước, chúng còn có lượng lớn citrat. Đây là hoạt chất chống tạo sỏi hữu hiệu.

3. Tăng cường vitamin

Vitamin A và B6 được xem là dưỡng chất "thân thiện" với bệnh sỏi thận. Vitamin A có vai trò điều hòa bài tiết nước tiểu. Từ đó ngăn ngừa hoặc ức chế sự hình thành sỏi. 

Vitamin B6 có tác dụng giảm kết tủa sỏi oxalat trong nước tiểu.

4. Ít ăn muối

Ăn mặn khiến bệnh sỏi thận càng trầm trọng hơn. Do đó, lượng muối ăn trong ngày của bệnh sỏi thận không nên quá 3g.

che-do-an-uong-khoa-hoc-nhat-danh-cho-nguoi-mac-benh-soi-than-voh-2

Giảm muối trong các bữa ăn là điều mà người bệnh sỏi thận cần làm (Nguồn: Internet)

5. Hạn chế chất đạm

Chế độ ăn giàu đạm và bệnh sỏi thận có liên quan với nhau. Nếu quá nhiều hàm lượng protein dung nạp vào cơ thể làm gia tăng canxi và photpho trong nước tiểu. Thực đơn dinh dưỡng của người bệnh ưu tiên cá thay cho thịt, tôm cua nên ăn vừa phải.

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh theo từng loại sỏi

1. Sỏi canxi

Tong số các ca sỏi thận có đến 70 - 80% sỏi canxi, đa số là sỏi canxi photphat và canxi oxalat. Do đó, trong chế độ ăn, người bệnh cần kiểm soát điều độ lượng canxi hấp thu vào. 

- Một số sản phẩm giàu canxi có thể kể như sữa, phomat, hải sản, đậu Hà Lan, hạnh nhân, hạt dẻ,...

- Một số thực phẩm nhiều oxalat cần giảm là cà phê, trà, cà rốt, măng tây, hạt tiêu, dưa chuột,...

- Một số thực phẩm nhiều photphat như: đậu nành, đậu tương, bơ, gan, cacao,...

2. Sỏi Cystein

Đối với dạng sỏi này, người bệnh cần hạn chế ăn thịt gà, hải sản. Đặc biệt là hạn chế muối trong thức ăn. Nếu ăn đồ ăn mặn cần quan tâm nhiều đến thành phần muối có trong đó.

3. Sỏi Urat

Chế độ ăn uống cho người sỏi thận urat hoàn toàn khác với các loại sỏi khác. Người mắc sỏi thận urat cần tăng cường thực phẩm giàu kiềm như rau cải, hoa quả, sữa, váng sữa, phomat, sữa chua. Tuy nhiên, cần ăn ít thực phẩm có axit uric như thịt lợn, thịt gà, bông cải, măng tây, nội tạng động vật,...

che-do-an-uong-khoa-hoc-nhat-danh-cho-nguoi-mac-benh-soi-than-voh-3

Người mắc sỏi urat cần hạn chế thịt gà (Nguồn: Internet)

Các loại đồ uống giúp ngừa nguy cơ mắc sỏi thận

Trà húng quế

Trà húng quế rất có lợi cho thận. Nó giúp cải thiện và thanh lọc thận. Húng quế giảm hàm lượng axit uric trong máu. Đồng thời, nó chứa axit acetic giúp phá hủy sỏi thận. Nếu uống thường xuyên loại trà này, bạn có thể giảm được các triệu chứng của bệnh sỏi, điển hình là các cơn đau.

Những tác dụng khiến bạn phải bất ngờ khi sử dụng rau húng: Rau húng quế vừa là rau gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhưng bạn sẽ càng bất ngờ hơn với những tác dụng của loại rau này đối với sức khỏe.

Dấm táo

Những người mắc bệnh sỏi thận nên dùng dấm táo pha với nước uống trong suốt cả ngày. Dấm táo có thể làm tan sỏi thận. Nó còn kiềm hóa các chất dịch trong cơ thể như máu và nước tiểu giúp đào thải sỏi thận ra ngoài. 

Nước ép nho

Nước ép nho chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp đào thải độc tố và làm tan sỏi thận.

Nước chanh

Nước chanh chứa một hợp chất tên là citrate giúp hòa tan sỏi thận và đào thải chúng ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Trà gừng

Gừng có các thành phần kháng khuẩn và chống viêm. Đồng thời, gừng còn giàu magie. Vì vậy, uống trà gừng thường xuyên sẽ giúp giảm kích cỡ sỏi thận và cuối cùng làm tan sỏi thận, đào thải qua nước tiểu.

Nước ép dưa hấu

Cho dù bạn ăn hay uống nước ép, dưa hấu đều có khả năng loại bỏ sỏi thận. Dưa hấu chứa nhiều kali giúp duy trì nồng độ axit trong nước tiểu. Ăn hoặc uống nước dưa hấu thường xuyên sẽ đào thải sỏi thận khỏi cơ thể tốt hơn.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp người mắc bệnh sỏi thận có thể xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học và hợp lý nhất để nhanh thoát khỏi bệnh.

8 thực phẩm tốt cho thận và gan nhất định bạn phải biết: Gan và thận đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp giải độc và sản xuất hoomone cho cơ thể. Khi chúng hoạt động không tốt sẽ gây mệt mỏi, các vấn đề về hệ tiêu hóa,...
5 loại rau quen thuộc, dễ mua, rẻ tiền mà lại có công dụng chữa bệnh: Đôi khi bạn vô tình ăn phải những loại rau có tác dụng chữa bệnh mà không hề hay biết. vậy đó là những loại rau nào?