Dầu cọ có tác dụng gì với sức khỏe và làm đẹp?

(VOH) – Khoảng một vài năm trở lại đây, dầu cọ là loại dầu thực vật được sử dụng khá phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên có lẽ ít ai hiểu rõ dầu cọ có tác dụng gì với sức khỏe và làm đẹp.

Nếu như trước đây chúng ta thường dùng dầu (mỡ) động vật để chế biến món ăn thì ngày nay các loại dầu thực vật như dầu cọ đang dần chiếm ưu thế. Vậy dầu cọ được sản xuất như thế nào, mang lợi ích gì và nên sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tường tận.

1. Dầu cọ là gì?

Dầu cọ là tinh dầu được chiết xuất trực tiếp từ phần thịt (phần cùi) của quả cây cọ dầu, thường có màu đỏ cam, mùi thơm dịu, không quá béo ngậy. Dầu cọ có khả năng chịu nhiệt tốt và thường sẽ đông đặc ở điều kiện thấp hơn 20 độ C. Theo tính toán, để thu được 1kg dầu cọ sẽ cần khoảng 4kg quả cọ dầu.

Hiện nay, Malaysia cùng Indonesia là hai quốc gia chủ lực tham gia canh trồng cũng như sản xuất dầu cọ cho thế giới.

dau-co-co-tac-dung-gi-voi-suc-khoe-va-lam-dep-voh-0
Dầu cọ là tinh dầu được chiết xuất từ phần thịt của quả cây cọ dầu (Nguồn: Internet)

2. Dầu cọ có tác dụng gì với sức khỏe và làm đẹp?

Giống như dầu dừa, dầu cọ thuộc nhóm dầu thực vật giàu chất béo cùng hoạt chất beta – carotene (tiền chất vitamin A) và vitamin E. Chính vì thế, nếu sử dụng dầu cọ với lượng hợp lý, khoa học, chúng ta có thể nhận được những lợi ích điển hình sau:

2.1 Cải thiện thị lực

Như đã chia sẻ, một số phân tích dinh dưỡng nhận thấy rằng dầu cọ có chứa lượng beta – carotene khá dồi dào, đây chính là yếu tố tạo nên màu vàng cam đặc trưng của dầu. Dưỡng chất này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, trực tiếp tham gia sản sinh sắc tố ở võng mạc, duy trì thị lực tốt và hạn chế tình trạng thoái hóa điểm vàng sớm.

Xem thêm: 9 thực phẩm tốt cho mắt, bổ mắt bạn nên ăn từ bây giờ

2.2 Tốt cho sức khỏe não bộ

Một tác dụng của dầu cọ mà bạn có thể thấy hứng thú là loại dầu ăn này khá tốt cho não bộ. Dầu cọ chứa tocotrienols - một hoạt chất hoạt động như một chống lại quá trình oxy hóa và bảo vệ sức khỏe não bộ rất hiệu quả, phòng tránh các tổn thương ở tế bào thần kinh, ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ.

2.3 Cân bằng nội tiết tố

Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng vitamin E được tìm thấy trong dầu cọ tương đương với với khoảng 11% nhu cầu hàng ngày mà cơ thể cần. Nhóm vitamin tan trong dầu này được xem như yếu tố “chủ chốt” giúp cân bằng và sản xuất đủ lượng nội tiết tố cần thiết, nhất là estrogen ở nữ giới.  

Xem thêm: Suy giảm nội tiết tố nữ - ngoài lão hóa còn do 2 ‘thủ phạm’ này gây ra

2.4 Dầu cọ có tác dụng dưỡng da

Nhờ cung cấp lượng chất toctrienols – một dạng vitamin E mà dầu cọ còn được đánh giá là tinh chất quý giá trong các sản phẩm dưỡng da, góp phần ngăn ngừa lão hóa hữu hiệu. Lúc này, bạn có thể sử dụng dầu cọ hoặc các mỹ phẩm từ dầu cọ để thoa dưỡng cho làn da căng mịn, trắng sáng, giảm bớt sự xuất hiện của các nếp nhăn.

dau-co-co-tac-dung-gi-voi-suc-khoe-va-lam-dep-voh-1
Dầu cọ cũng thường được sử dụng trong các liệu trình chăm sóc da và tóc (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, dưỡng tóc bằng dầu cọ là cũng gợi ý khá lý tưởng nhằm giúp bạn nuôi dưỡng mái tóc đen óng, chắc khỏe và không bị gãy rụng nhiều.

3. Hướng dẫn chọn mua dầu cọ chất lượng

Giá thành của dầu cọ thường “nhỉnh hơn” so với các loại dầu thông thường, trung bình 100ml sẽ có giá dao động từ 200.000 – 300.000 đồng. Vì vậy, để tránh lãng phí cũng như lựa chọn nhầm loại dầu cọ kém chất lượng, bạn hãy chú ý quan sát một số đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Màu sắc: dầu cọ nguyên chất “thật” có màu vàng cam, khá trong và có khả năng thẩm thấu nhanh.
  • Mùi hương: mùi hương của dầu cọ rất dịu nhẹ, thậm chí đôi khi không có mùi.
  • Tính đông đặc: dầu cọ sẽ đông đặc lại trong điều kiện nhiệt độ dưới mức 20 độ C hoặc được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Loại dầu càng pha nhiều tạp chất thì thời gian đông lại sẽ lâu hơn hoặc không đông.

4. Lưu ý an toàn cần biết khi sử dụng dầu cọ

Không thể phủ nhận tác dụng của dầu cọ, thế nhưng nếu tiêu thụ quá liều lượng và sai cách loại dầu này thì nguy cơ cao vẫn có thể mắc phải các tác dụng phụ. Chính vì lý do đó, trong quá trình sử dụng dầu cọ, cần ghi nhớ những lưu ý an toàn như:

4.1 Không sử dụng quá nhiều

Dầu cọ là thực phẩm giàu chất béo, trong đó thực tế lượng chất béo bão hòa - acid palmitic lại chiếm tới hơn 44%. Theo đó, nếu tiếp nạp quá nhiều lượng chất này cơ thể sẽ không thể hấp thu và chuyển hóa hết, nguy cơ cao sẽ tích tụ lại trong thành mạch, dẫn tới tình trạng xơ vữa, gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch.

Lời khuyên là chỉ dùng từ 1 – 2 thìa cà phê dầu cọ mỗi lần chế biến món ăn, tuyệt đối không được lạm dụng và sử dụng liên tục nhiều ngày.

dau-co-co-tac-dung-gi-voi-suc-khoe-va-lam-dep-voh-2

Nên sử dụng dầu cọ với lượng vừa phải, tuyệt đối không lạm dụng (Nguồn: Internet)

4.2 Dùng kết hợp với dầu thực vật khác

Là loại dầu thực vật giàu chất béo song dầu cọ không chứa đa dạng và đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Vì lẽ đó, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích chúng ta kết hợp dầu cọ với các loại dầu thực vật khác như dầu đậu nành nhằm “nâng cấp” lượng dưỡng chất.

4.3 Hạn chế dùng khi có tiền sử dị ứng

Tuy tỉ lệ mắc dị ứng dầu cọ khá thấp nhưng nếu bạn có tiền sử dị ứng đậu phộng hoặc các loại hạt thì cần cẩn trọng khi dùng. Hãy theo sử dụng với lượng nhỏ trước, nếu xuất hiện các dấu hiệu sức khỏe bất thường thì phải tạm ngưng sử dụng ngay.

Xem thêm: Vì sao thường xuyên bị nổi mẩn ngứa? Đây là cách khắc phục hiệu quả không phải ai cũng biết

5. Thành phần dinh dưỡng của dầu cọ

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong khoảng 14g dầu cọ được tính toán như sau:

  • Lượng calo: 114
  • Chất béo: 14 gram
  • Chất béo bão hòa: 7 gam
  • Chất béo không bão hòa đơn: 5 gam
  • Chất béo không bão hòa đa: 1,5 gam
  • Vitamin E: 11% giá trị hàng ngày

Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn không còn băn khoăn “dầu cọ có tác dụng gì?”, hơn hết là hiểu rõ cách sử dụng an toàn loại dầu này để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.