Hé lộ tác dụng của đậu bắp mà nhiều người chưa biết

(VOH) – Phổ biến trong ẩm thực nên bạn có thể nhìn thấy đậu bắp trong rất nhiều món ăn. Thế nhưng, ngoài sự ngon miệng thì những tác dụng của đậu bắp cũng sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ.

Đậu bắp (hay còn gọi là mướp tây, bông vàng, bắp chà, thảo cà phê). Đây là loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi và Nam Á, có khả năng chịu đựng được nóng bức và khô hạn tốt, được gieo trồng ở những vùng nhiệt đới hay ôn đới. Ở nước ta đậu bắp được trồng ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các tỉnh phía Nam.

Đậu bắp là loại cây ăn quả. Quả đậu bắp có dáng dài và được bao phủ bởi một lớp lông tơ giống, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ và ăn được.

tac-dung-cua-dau-bap-voh-0
Đậu bắp thường có mắt trong nhiều món ăn vì rất giàu hàm lượng dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Đậu bắp thường được sử dụng trong nhiều món ăn và ẩm thực vì rất giàu hàm lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì có chứa chất nhầy khi nấu chín nên một số người không thích ăn đậu bắp.

1. Tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe

Thực tế cho thấy, đậu bắp rất giàu giá trị dinh dưỡng chẳng hạn như vitamin A, C, K, vitamin B6, chất xơ, chất béo, đạm, protein, calo thấp.... Vì thế, nếu bổ sung đậu bắp vào thực đơn ăn uống hàng ngày bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:

1.1 Tốt cho tim mạch

Công dụng đầu tiên của đậu bắp phải kể đến chính là rất tốt cho tim mạch. Đậu bắp chứa nhiều các pectin hoạt động như các chất làm giảm LDL cholesterol, nhờ đó góp phần cải thiện chức năng tim.

Ngoài ra, các chất trong đậu bắp như flavonoid và isoquercetin, vitamin A và C đều là những chất có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nguy cơ đông máu và tổn thương oxy hóa.

1.2 Tốt cho hệ tiêu hóa

Ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách để hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Khi vào hệ tiêu hóa, chất nhầy và chất xơ của đậu bắp trở thành môi trường tốt cho những vi khuẩn có lợi, có thể sánh với sữa chua, giúp tổng hợp các vitamin B.

Với hàm lượng chất xơ cao, quá trình tiêu hóa của bạn sẽ diễn ra thuận lợi hơn, dễ dàng đi đại tiện thường xuyên mà không bị táo bón. Đậu bắp cũng có tác dụng như một loại “thuốc nhuận tràng tự nhiên” để giảm các bệnh nhu động ruột.

1.3 Ngăn ngừa thiếu máu

Tiêu thụ đậu bắp hoặc uống nước ép đậu bắp thể giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Lý do là vì trong đậu bắp không chỉ giàu chất sắt mà còn chứa nhiều kali, kẽm,... có thể bổ sung các chất dinh dưỡng tái tạo hồng cầu.

1.4 Giảm lượng đường trong máu

tac-dung-cua-dau-bap-voh-1
Ăn đậu bắp giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu (Nguồn: Internet)

Một trong những công dụng của đậu bắp có liên quan đến bệnh tiểu đường. Cụ thể, ăn đậu bắp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ chứa nhiều insulin.

Như vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung đậu bắp vào thực đơn ăn hàng ngày, tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, bạn nên trao đổi lại với bác sĩ về việc ăn đậu bắp.

1.5 Hỗ trợ xương chắc khỏe

Chất nhầy trong đậu đậu bắp có tác dụng giúp bôi trơn các khớp. Ngoài ra, nhờ vitamin K và folate dồi dào, đậu bắp cũng được coi là cứu tinh trong việc ngăn ngừa mất xương và bệnh loãng xương.

Xem thêm: Những thực phẩm giúp phòng ngừa loãng xương hiệu quả

1.6 Giúp giảm cân

Trong đậu bắp có chứa nhiều chất xơ giống như quả mướp nên ăn đậu bắp giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Khi ăn đậu bắp, bạn sẽ giảm được các món ăn vặt, nhất là vào buổi tối. Do đó, bạn sẽ không phải lo đến khả năng ăn quá lượng calo cho phép.

Hơn thế, đậu bắp cũng là một trong những thực phẩm ít calo để bạn có thể bổ sung vào bữa ăn của mình. Dù chứa ít calo nhưng ăn đậu bắp vẫn giúp bạn thỏa mãn cơn đói, nhờ vậy bạn không lo bị tăng cân.

1.7 Giảm các triệu chứng hen suyễn

Trong đậu bắp có hàm lượng vitamin C rất cao mà loại vitamin này có liên quan đến khả năng giảm bớt các vấn đề về đường hô hấp như bệnh hen suyễn.

1.8 Chữa ho và viêm họng

Nhờ có đặc tính kháng và khử trùng, vì thế ăn đậu bắp hoặc uống nước ép từ trái đậu bắp có thể giúp bạn giảm đau họng và ho.

1.9 Tốt cho mắt

Nhiều người tự hỏi ăn đậu bắp có tác dụng gì tốt cho mắt hay không. Thực tế, trong đậu bắp có chứa vitamin C và A, mặc dù hàm lượng không nhiều nhưng chúng vẫn có tác dụng trong việc giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

1.10 Tốt cho thận

Một trong những tác dụng của đậu bắp mà bạn chưa biết là nếu bạn ăn đậu bắp hàng ngày sẽ giúp cơ thể giải độc thận và giúp bạn giảm cân nhờ đào thải được một lượng nước dư thừa.

1.11 Tốt cho da

Hàm lượng vitamin C cao giúp sự phát triển và trẻ hóa tế bào da và collagen, đậu bắp cũng rất giàu vitamin C. Vì vậy, đậu bắp có thể giúp da trông mịn hơn, trẻ hơn và khỏe mạnh hơn.

2. Bà bầu ăn đậu bắp

Đậu bắp là một trong những thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống của phụ nữ đang mang thai.

tac-dung-cua-dau-bap-voh-2
Bà bầu nên thêm đậu bắp vào khẩu phần ăn khi mang thai (Nguồn: Internet)

Sự đa dạng trong thành phần dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bầu nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe ăn đậu bắp, bao gồm:

  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai
  • Giảm táo bón trong thai kỳ
  • Kiểm soát mệt mỏi
  • Duy trì cân nặng hợp lý

Đặc biệt, nhờ hàm lượng axit folic (vitamin B9) trong đậu bắp đặc biệt cao nên bà bầu ăn đậu bắp sẽ giúp giảm tỉ lệ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Vì thế, ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic trong thai kỳ sẽ giúp hỗ trợ mẹ và bé khỏe mạnh hơn.

Xem thêm: 7 lợi ích của đậu bắp khiến nó trở thành 'bạn' của mẹ bầu

3. Tác hại của đậu bắp

Đậu bắp rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn quá nhiều thì có thể ảnh hưởng xấu đến một số người. Các tác hại của đậu bắp thường khi lạm dụng quá mức như:

  • Các vấn đề về tiêu hóa như: tiêu chảy, chuột rút và đầy hơi, khó tiêu ở những người có vấn đề về đường ruột
  • Viêm khớp
  • Sỏi thận, điển hình là sỏi canxi oxalat
  • Đông máu
  • Có thể có nguy cơ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới

Xem thêm: Những mối nguy tiềm ẩn của đậu bắp khi ăn quá nhiều không phải ai cũng biết

4. Các món ngon từ đậu bắp

tac-dung-cua-dau-bap-voh-3
Đậu bắp có thể làm được rất nhiều món ăn từ luộc, hấp, chiên, xào hay nướng... (Nguồn: Internet)

Đậu bắp không còn quá xa lạ gì đối với mọi người, thực phẩm được sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn gia đình, ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà đậu bắp còn có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Do đó bạn hãy tham khảo các món sau để có thể lên thực đơn bữa ăn gia đình thêm phong phú hơn:

  • Đậu bắp xào tỏi
  • Đậu bắp luộc
  • Đậu bắp xào thịt bò
  • Đậu bắp xào trứng
  • Đậu bắp chiên giòn
  • Đậu bắp xào thịt gà
  • Đậu bắp xào cà chua

Xem thêm: 'Bỏ túi' công thức chế biến 8 món ngon từ đậu bắp vừa ngon, vừa bổ

5. Dinh dưỡng của quả đậu bắp

Như đã nói, đậu bắp là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong 100g quả đậu bắp, chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Nước: 90g
  • Năng lượng: 33 Kcal
  • Chất đạm: 1.9g
  • Chất béo: 0.2g
  • Carbohydrate: 7g
  • Chất xơ: 3.2g
  • Canxi: 8mg
  • Magie: 14mg
  • Photpho: 23mg
  • Kali: 299mg
  • Natri: 7mg
  • Vitamin C: 26% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
  • Vitamin A: 14% DV
  • Vitamin B6: 14% DV
  • Folate:15% DV
  • Vitamin K: 26% DV

Nhìn chung, đậu bắp là thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cách chế biến đậu bắp cũng vô cùng đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, dù các tác dụng của đậu bắp là rất tốt thì bạn cũng cần sử dụng đúng cách để tránh gặp phải các tác hại ngoài ý muốn.