Những ‘thủ phạm’ gây khô miệng có thể bạn chưa biết

(VOH) - Khô miệng sau khi thức dậy là tình trạng chung của rất nhiều người. Vậy nguyên nhân do đâu và làm sao để khắc phục tình trạng này?

1. Thắc mắc của thính giả:

Chào bác sĩ! Tôi hay bị khô miệng sau khi thức dậy, trong miệng không có nước miếng. Vậy có phải do tôi bị nhiệt trong người hay không hay tôi đang bị vấn đề gì khác? Nhờ bác sĩ giải đáp. 

2. Nguyên nhân bị khô miệng

Theo PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM), khô miệng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

2.1 Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Miệng khô có thể do phụ nữ cao tuổi bị suy giảm nội tiết tố. Nội tiết tố nữ - estrogen lệ thuộc vào buồng trứng, khi tuổi càng cao thì buồng trứng càng teo lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự sản sinh nội tiết tố bên trong. Estrogen sụt giảm sẽ gây ra nhiều triệu chứng như bốc hỏa, khô miệng, khô môi, khô âm đạo,…

nhung-thu-pham-gay-kho-mieng-co-the-ban-chua-biet-voh

Có rất nhiều nguyên nhân gây khô miệng (Nguồn: Internet)

2.2 Cơ thể sinh nội nhiệt

Theo Đông y, trong cơ thể có 2 phần là phần âm và phần dương. Khi phần âm hư sẽ sinh nội nhiệt bên trong cơ thể và gây ra tình trạng táo bón, tiểu ít, nước tiểu sậm màu, khó ngủ, khô niêm mạc trong đó có niêm mạc miệng…

2.3 Bệnh dạ dày

Các bệnh ở dạ dày cũng có thể sinh nhiệt và gây nóng trong, đặc biệt là dư thừa axit ở dạ dày có thể dẫn đến khô miệng.

2.4 Uống không đủ nước

Mỗi ngày không cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng khô miệng.

Theo bác sĩ Bay, để giảm bớt tình trạng khô miệng, bạn hãy đảm bảo uống đủ 2 lít nước từ sáng đến 7 giờ tối. Bên cạnh đó, ăn thêm các thực phẩm sinh tân dịch và giảm khát như bí đao, khoai lang, khoai môn, củ mài,…để giải quyết tình trạng khô miệng.

Xem nội dung bài viết nhanh hơn tại video này:

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới: