Củ sả có tác dụng gì đối với sức khỏe?

(VOH) - Không chỉ là loại nguyên liệu quen thuộc trong chế biến ẩm thực, củ sả còn giúp hỗ trợ phòng và chữa một số bệnh lý. Vậy củ sả có tác dụng gì cho sức khỏe?

Cây sả thường được dùng để làm tăng mùi vị món ăn. Những món ăn có thêm củ sả đều trở nên thơm ngon hấp dẫn. Bên cạnh đó, nhiều người còn sử dụng củ sả để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

1. Củ sả (cây sả) là gì?

Sả (tên khoa học là cymbopogon) là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi, cao từ 0.8 đến 1m. Lá hẹp dài, hai mặt lá giáp nhám, có mùi thơm. Thân rễ trắng hoặc hơi tím và được trồng khắp cả nước, trong các gia đình.

cu-sa-co-tac-dung-gi-voh-0

Những công dụng của cây sả không phải ai cũng biết (Nguồn: Internet)

Sả được sử dụng rộng rãi như một loại cây thuốc và gia vị tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nó thường có thể được sử dụng ở dạng sấy và tán thành bộ hoặc sử dụng ở dạng tươi sống. Cây sả thường có phần thân bên ngoài khá cứng và phần thân non bên trong mềm, người ta thường thái nhỏ phần thân non và thêm vào trong các món ăn.

2. Củ sả có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Theo một số nghiên cứu về thành phần dược của cây sả cho thấy, trong sả có chứa 0.46% -0.55% lượng tinh dầu, 65% - 85% citral, 40% lượng geraniol,... Chính vì thế, thêm sả vào chế độ ăn uống hàng có thể mang lại cho bạn một số lợi ích sức khỏe như:

2.1 Ngăn ngừa ung thư

Trong sả có chứa hợp chất citral có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Bên cạnh đó, sả cũng có chứa chất beta-carotene, loại chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

2.2 Hỗ trợ tiêu hóa

Ăn sả có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng đầy hơi. Uống trà từ sả sẽ hạn chế được một số bệnh đau dạ dày, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Đồng thời nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.

2.3 Hạ huyết áp, ngừa sốt

Một trong những tác dụng của củ sả là giúp chống lại các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh. Bạn có thể ăn sống sả hoặc giã sả lấy nước để uống để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, củ sả có khả năng tuần hoàn máu tốt, do đó, nếu bạn đang bị huyết áp cao, bạn có thể thử uống một cốc nước sả.

2.4 Giải độc hiệu quả

Việc dùng sả thường xuyên có thể giúp tăng cường số lượng và tần suất của việc đi tiểu, từ đó giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Bên cạnh đó sả còn giúp loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric ra ngoài cơ thể.

2.5 Chống khuẩn

Trong sả chứa nhiều methyl eugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, một trong những tác dụng củ sả là giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận.

2.6 Tốt cho hệ thần kinh

Sả là loại thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh...

cu-sa-co-tac-dung-gi-voh-1
Sả có tác dụng tốt đối vế các hoạt động hệ thần kinh (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, tinh dầu trong sả giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.

2.7 Giảm đau

Các tinh chất có trong sản có khả năng làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu.

2.8 Rối loạn kinh nguyệt

Đối với chị em phụ nữ khi gặp phải các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng để uống. Ngoài ra, cũng có thể ép sả tươi lấy nước rồi uống sẽ giảm các cơn đau đau bụng khi hành kinh và giúp điều hòa kinh nguyệt.

2.9 Giảm huyết áp

Công dụng của cây sả sẽ giúp làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi huyết áp tăng, hãy uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp tụt xuống đáng kể.

2.10 Giúp diệt nấm

Tinh dầu được chiết xuất từ sả có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của được nấm. Chính vì thế, củ sả rất có ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm nấm ở tai, mũi và khu vực họng.

2.11 Giúp thư giãn

Sử dụng tinh dầu sả có thể giúp bạn thư giãn, bình tĩnh, giảm cảm giác lo lắng, khó chịu.

Ngoài những công dụng của cây sả đối với sức khỏe thì sả cũng là một trong những loại nguyên liệu hỗ trợ trong việc giúp giảm cân và làm đẹp cho da hiệu quả.

Xem thêm: Xông mặt bằng sả: phương pháp ‘đánh bật’ làn da sần sùi, xỉn màu lại giảm stress cực hiệu quả

3. Một số bài thuốc từ cây sả theo kinh nghiệm dân gian

Trong dân gian, nhiều người sử dụng sả trong việc giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, giải cảm và nhiều công dụng khác.

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây sả có tác dụng tốt mà bạn có thể áp dụng:

  • Giải cảm: Dùng một ít lá sả kết hợp với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)... đun sôi, dùng để xông giải cảm rất tốt.
  • Chữa cảm cúm: Ngày dùng 15 đến 30 gam củ sả hoặc lá tươi để nấu nước xông. 
  • Trị nhức đầu: Nguyên liệu sẽ gồm lá sả, lá tía tô, lá ngải cứu, lá kinh giới thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông. Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông.
  • Chữa chàm mặt: Rễ sả giã nhỏ, xát lên vết thương.
  • Trị mụn nhọt: Để làm giảm các nốt mụn nhọt nên dùng sả nấu nước tắm hàng ngày.

Xem thêm:  3 cách làm nước chanh sả thơm ngon, đơn giản tại nhà giúp tăng sức đề kháng 

4. Bà bầu ăn củ sả được không?

cu-sa-co-tac-dung-gi-voh-2
Bà bầu không nên ăn sả trong thai kỳ nếu không biết lượng dùng hợp lý là bao nhiêu (Nguồn: Internet)

Sả được xem là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt cho mẹ bầu nếu được tiêu thụ trong một giới hạn cho phép và đúng cách. Một số lợi ích sức khỏe có thể kể đến như:

  • Chữa cảm lạnh và cảm cúm mà hiệu quả quả, từ đó hạn chế được tình trạng sử dụng thuốc trong thai kỳ.
  • Giảm căng thẳng mệt mỏi, lo âu. Giúp mẹ bầu có thể ngủ ngon giấc về đêm hơn, tình trạng mất ngủ khi mang thai cũng được cải thiện đáng kể.
  • Kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng xơ vữa. Nguồn kali trong cây sả cũng có tác dụng kiểm soát huyết áp tốt.
  • Bà bầu ăn củ sả giúp thanh lọc và làm sạch gan, thận, bàng quang bằng cách tăng cường lưu thông máu.
  • Ăn sả có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa của mẹ bầu, giúp mẹ bầu có thể tránh được những vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, táo bón hay co thắt dạ dày...

Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm hay thảo dược nào nếu được tiêu thụ với lượng quá mức đều sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ. Theo đó, nếu bà bầu ăn quá nhiều sả có thể kích hoạt dòng chảy kinh nguyệt và  có thể dẫn đến sảy thai.

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều sả trong thai kỳ có thể không có lợi đối với những màu bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc bị hạ đường huyết. Bên cạnh đó, một số trường hợp bà bầu ăn sả có thể gặp phải một số phản ứng dị ứng nhẹ bao gồm: sưng ở cổ họng, phát ban và đau ngực.

5. Tác hại của sả là gì?

Củ sả được đánh giá cao đối với sức khỏe, tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng sả quá mức. Việc sử dụng củ sả quá nhiều có thể gây ra một số tác hại sau đây:

5.1 Gây nóng trong người

Sả chứa nhiều tinh dầu và và thành phần methyl eugenol, sử dụng nhiều có thể gây nóng trong, khiến cơ thể cực kỳ khó chịu.

5.2 Dị ứng

Một số trường hợp sử dụng sả quá nhiều gây mụn nhọt, mẩn ngứa, thậm chí là dị ứng.

5.3 Khó tiêu, táo bón

Tinh dầu sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chậm tiêu, đầy bụng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng với lượng lớn sẽ gây ra tác dụng phụ là làm kích ứng dạ dày, nóng trong và co thắt ruột dẫn đến tiêu hóa kém, thậm chí là táo bón.

Xem thêm: Phương pháp giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh 'táo bón' mà không cần dùng thuốc nhuận trường

6. Một số lưu ý khi dùng củ sả

Củ sả có thể dùng trong ăn uống, làm đẹp hay chữa bệnh trong thời gian ngắn, bởi chúng khá an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, hãy lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng để không gặp phải những tác dụng phụ của sả.

  • Không uống tinh dầu sả hoặc ngửi trực tiếp vì có thể khiến bạn gặp phải vấn đề sức khỏe liên quan đến đến phổi. Thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng đến nuốt phải thuốc chống côn trùng làm từ tinh dầu sả.
  • Phụ nữ mang thai tốt nhất là không nên ăn sả nếu bạn không biết chắc lượng dùng bao nhiêu sẽ an toàn. Nếu bà bầu muốn sử dụng sả nên tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ.

Hi vọng với những chia sẻ về công dụng của cây sả sẽ giúp mọi người có những thông tin hữu ích về công dụng, tác hại cũng như những lưu ý khi dùng củ sả trong ăn uống, làm đẹp hay chăm sóc sức khỏe.