Những điều quan trọng cần biết về tiêm chủng cho trẻ em

(VOH) - Tại sao phải chích vắc-xin? Vắc-xin hoạt động theo cơ chế nào khi vào cơ thể người? Anti-vacxin là việc nên hay không nên? Làm cách nào để theo dõi những phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin

Đó chắc chắn là những câu hỏi quen thuộc nhất mà bậc phụ huynh nào cũng quan tâm và cần được hiểu cặn kẽ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa nhiễm thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1) lý giải về việc vì sao mỗi đứa trẻ cần phải được chủng ngừa bệnh bằng nhiều loại vắc-xin.

Hình minh họa: P Nguyệt

Nhiều người lo lắng khi thấy trẻ nhỏ sau chích ngừa bị tác dụng phụ, thậm chí là các tai biến nguy hiểm? Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, người lớn hoàn toàn có thể giúp trẻ giảm các tác dụng phụ, theo dõi để can thiệp các tác dụng phụ không mong muốn.

Nhưng cần hiểu rõ, trong phần lớn trường hợp, đó chính là tác dụng của vắc-xin lên cơ thể bé.

Clip "Những điều quan trọng cần biết về tiêm chủng cho trẻ em"

Những việc bố, mẹ cần làm cho bé khi đi tiêm chủng:

Chọn nơi tiêm phòng được công nhận, không mua vắc-xin về nhà chích

Không để bé ăn quá no hoặc đói khi đưa bé đi chích ngừa

Nếu bé bị sốt hoặc các bệnh nền (tim bẩm sinh), bệnh mãn tính… cần báo cho nhân viên ở nơi tiêm chủng

Sau chích ngừa cần ở lại nơi tiêm phòng 30 phút. Sau khi về nhà, theo dõi bé trong 6 giờ đầu, 24 giờ, 48 giờ. Bé có thể bị sốt, bỏ bú, khóc quấy hơn bình thường một chút cũng không có gì quá lo lắng.

Nếu bé quấy khóc quá mức không dỗ được hoặc bé có các triệu chứng như đang bị bệnh nặng cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế

Nếu bé chích sót một mũi trong một liều vắc-xin thì sau đó phụ huynh cho bé chích thêm mũi thiếu chứ không cần chích ngừa lại từ đầu. Việc chích trễ hơn thời gian quy định nghĩa là bé được chủng ngừa bệnh trễ hơn.