Sốt siêu vi phát ban: Dấu hiệu, nguyên nhân, đối tượng dễ mắc phải và cách phòng ngừa

(VOH) - Sốt siêu vi phát ban là bệnh không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Vậy dấu hiệu nhận biết và gì, nguyên nhân từ đâu và cách điều trị ra sao? Các bạn hãy cùng tham khảo thông tin sau.

Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện đau đầu, đau nhức cơ thể và phát ban. Phần lớn sốt siêu vi phát ban không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có trường hợp gây tử vong, đặc biệt là đối với trẻ em.

1. Dấu hiệu sốt siêu vi phát ban

Các đặc điểm của sốt siêu vi phát ban do virus rất đa dạng, có thể khác nhau ở từng người bệnh. Hầu hết bạn sẽ thấy nhiều đốm đỏ nhỏ xuất hiện đột ngột hoặc dần dần trong vài ngày trên da. Vị trí phát ban có khi là một vùng nhỏ trên cơ thể hoặc ở nhiều khu vực khác nhau. Cụ thể như phát ban trong bệnh sởi thường bắt đầu từ má sau đó lan dần xuống thân rồi tới tay, chân.

Phát ban do virus cũng gây ngứa hoặc đau khi bạn chạm vào các khu vực có ban đỏ. Cách tốt nhất để xác định phát ban do virus là kiểm tra những triệu chứng khác khi nhiễm virus, như là:

sot-sieu-vi-phat-ban-dau-hieu-nguyen-nhan-doi-tuong-de-mac-phai-va-cach-phong-ngua-voh-1
Sôt siêu vi phát ban do virus cũng gây ngứa hoặc đau khi bạn chạm vào các khu vực có ban đỏ (Nguồn:Internet)

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

2. Nguyên nhân phát ban sau sốt siêu vi

Sốt siêu vi phát ban xảy ra là do hệ miễn dịch phản ứng lại với virus hoặc tác nhân này tác động lên các tế bào da. Điển hình khi bạn nhiễm virus sởi, hệ miễn dịch phát hiện có kháng nguyên lạ di chuyển trong hệ tuần hoàn và giải phóng ra các chất hóa học để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, những chất này cũng gây viêm da, dẫn đến phát ban.

Mặt khác, bệnh zona lại liên quan đến việc tái hoạt động của virus thủy đậu nằm im trong các dây thần kinh. Khi đó, virus bắt đầu di chuyển xuống theo các dây thần kinh và đến da. Sau đó, chúng nhân lên tại đây và phát ban zona sẽ hình thành.

Xem thêm: Zona thần kinh là dạng tái phát của bệnh thủy đậu, vậy nó có lây lan như thủy đậu không?

Ngoài ra, một số bệnh do nhiễm virus còn có khả năng gây sốt kèm phát ban bao gồm:

  • Rubella;
  • Thủy đậu;
  • Bạch cầu đơn nhân;
  • Sốt phát ban;
  • Tay chân miệng;
  • Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn);
  • Zika;
  • Sốt xuất huyết.

3. Các đối tượng nào dễ phát ban sau sốt siêu vi ?

3.1 Sốt siêu vi phát ban ở trẻ em

Sốt siêu vi phát ban ở trẻ gây ra bởi các virus lành tính như sởi hoặc Rubella, đặc biệt trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Triệu chứng sốt siêu vi phát ban ở trẻ thường xuất hiện dài ngày, nhưng sau đó có thể tự khỏi nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bệnh cũng có nguy cơ chuyển biến nặng nề nếu ba mẹ tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hoặc chăm sóc và điều trị không phù hợp.

sot-sieu-vi-phat-ban-dau-hieu-nguyen-nhan-doi-tuong-de-mac-phai-va-cach-phong-ngua-voh-2
Sốt siêu vi phát ban ở trẻ em có nguy cơ chuyển biến nặng nề nếu ba mẹ điều trị không đúng cách (Nguồn:Internet)

3.2 Sốt siêu vi phát ban ở người lớn

Trẻ em là đối tượng chính bị sốt siêu vi phát ban, tuy nhiên người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc với virus gây bệnh, đặc biệt những người có hệ miễn dịch kém. Khi bị sốt siêu vi phát ban, người lớn mắc bệnh có thể lây nhiễm cho trẻ nhỏ cũng như những người tiếp xúc. Thông thường, mỗi người sẽ bị sốt phát ban ít nhất một lần trong đời. 

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, sốt siêu vi phát ban ở người lớn thường kéo dài trong vòng 3 – 5 ngày. Nếu bệnh kéo dài và trở nặng, người bệnh không nên chủ quan và tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ. Cần nhập viện khẩn cấp nếu phát hiện những triệu chứng sau đây:

  • Sốt cao trên 40° C không thuyên giảm;
  • Lên cơn co giật, mất ý thức;
  • Ngủ li bì, người mệt mỏi;
  • Buồn nôn, không thể ăn uống được;
  • Xuất huyết ở da.

Xem thêm: Người lớn bị sốt siêu vi cần làm gì để mau hồi phục?

3.3 Sốt siêu vi phát ban có lây không?

Tình trạng sốt phát ban do virus sẽ không lây truyền nhưng virus gây ra bệnh thì có khả năng truyền sang người khác. Sau khi nhiễm virus, cơ thể sẽ phản ứng để tiêu diệt các tác nhân lạ và gây sốt, còn gọi là sốt siêu vi. Con đường lây nhiễm thường là thông qua tiếp xúc với các dịch hô hấp trong không khí khi nói chuyện trực tiếp hay với dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh.

Lưu ý là những người sau khi nhiễm virus trên có thể truyền cho người khác trước khi phát ban xuất hiện. Tuy nhiên, một số bệnh do virus khác lại được lây truyền thông qua vật trung gian truyền bệnh như muỗi, ve và bọ chét, ví dụ như virus Zika.

4. Cách phòng phát ban sau sốt siêu vi 

4.1 Trẻ em

  • Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bệnh;
  • Luôn giữ ấm cho trẻ;
  • Không cho trẻ dầm mưa, chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều, tắm dầm nước lâu;
  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống, môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ;
  • Cần tiêm phòng vacxin đầy đủ: cúm, viêm não, thủy đậu, sởi.

4.2 Người lớn

  • Hạ sốt: Uống thuốc hạ sốt và dùng khăn nhúng nước ấm lau vùng nách, cổ và chườm trán khi sốt cao trên 38°C;
  • Vệ sinh cơ thể: Bệnh nhân có thể tắm nhanh bằng nước ấm để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển mạnh hơn. Nên mặc quần áo rộng rãi để hạn chế bí bách và ngứa ngáy do nổi ban;
  • Uống nhiều nước: Nước giúp thanh lọc cơ thể và hạ sốt. Vì vậy, uống nhiều nước lọc, hoặc kết hợp với nước trái cây, là việc làm rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và mau chóng khỏi bệnh;
  • Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi: Những thực phẩm dồi dào chất xơ, vitamin, khoáng chất tự nhiên này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân hoạt động dễ dàng hơn, đồng thời cải thiện triệu chứng sốt;
  • Nghỉ ngơi: Bệnh nhân sốt phát ban rất dễ bị mất tập trung, do đó cần nghỉ ngơi để vừa giúp giảm mệt mỏi, vừa hạn chế bệnh lây lan.

Thực tế, có rất nhiều loại virus sau khi mắc phải có thể gây phát ban. Hầu hết trường hợp nhiễm virus đều có khả năng tự khỏi nhưng một số ít trường hợp cần uống thuốc kháng virus. Tuy nhiên, khi tình trạng sốt siêu vi phát ban không thuyên giảm sau hơn 1 tuần thì bạn nên đi khám bệnh tại cơ sở y tế ngay lập tức.