Những bài thuốc dân gian của chè vằng và tác hại nghiêm trọng khi bị nhầm với lá ngón
Vằng hay còn gọi chè vằng, chè cước man, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, lài ba gân, có tên khoa học là Jasminum subtriplinerve, là loài thực vật có hoa thuộc họ Ô liu, được Blume mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1851.
Chè vằng là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang, thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều, đường kính thân không quá 6mm, vỏ thân nhẵn, màu xanh lục. Lá hơi hình mác, cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn, cành lá càng nhỏ, mọc đối. Hoa màu trắng mọc thành xim ở đầu cành, quả hình cầu.
Chè vằng là cây bụi nhỏ mọc hoang, xuất hiện rải rác ở các vùng núi thấp, trung du và đồng bằng (Nguồn: Internet)
Theo nhân gian, có 2 loại chè vằng, loại lá nhỏ gọi là vằng xẻ và loại lá to là vằng châu, riêng vằng xẻ được dùng làm thuốc. Cành lá chè vằng là bộ phận được dùng làm thuốc bằng cách phơi khô hay sấy khô hoặc dùng tươi, mang vị hơi đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm.
Phân biệt chè vằng với lá ngón
Lá ngón (tên khoa học là Gelsemium elegans Benth) là một loại cây cực độc. Ở Việt Nam và Trung Quốc, lá ngón được coi là một trong bốn loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuốc độc bảng A), một số người cho rằng chỉ cần ăn vài ba lá là đủ chết người.
Lá ngón, loài cây cực độc, một số người cho rằng chỉ cần ăn vài ba lá là đủ chết người (Nguồn: Internet)
Vì hình dạng bên ngoài thân, cành chè vằng có đôi nét tương đối giống với thân, cành lá ngón, nhất là khi đã chặt khỏi gốc và bỏ hết lá nên 2 loại cây này rất dễ nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, nếu chú ý kỹ chúng ta sẽ nhận biết được chúng qua những đặc điểm bên ngoài.
Đặc điểm |
Chè vằng |
Lá ngón |
Thân
|
Cây nhỏ dạng bụi, Màu sắc toàn cây nhạt xỉu. |
Cây leo, thân cành mập, Màu sắc cây sẫm bóng. |
Lá
|
Lá có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. |
Xanh nhẵn bóng, mép lá nguyên, dài 7–12 cm. |
Hoa |
Màu trắng, Có mười cánh hoa. |
Màu vàng, Mọc thành chùm, phân nhánh nhiều lần (từ 2 đến 3 lần). |
Quả |
Hình cầu cỡ hạt ngô, Chín màu vàng, có một hạt rắn chắc |
Hình trụ (khoảng 0,5x1cm), Khi chín tự mở, nhiều hạt (tới 40 hạt), nhỏ, hình thận, có diềm mỏng, phát tán theo gió. |
Ở một vài khu vực miền núi, khi người dân đi hái chè vằng về làm thuốc đã hái nhầm lá ngón gây nên những trường hợp chết người đáng tiếc, do đó phải hết sức thận trọng trước khi sử dụng chè vằng.
Các bài thuốc dân gian từ chè vằng
Mọc hoang dại nhưng chè vằng chính là vị thuốc mang nhiều công dụng (Nguồn: Internet)
-
Bài thuốc dành cho phụ nữ sau sinh
Lấy cành lá chè vằng đem phơi khô, nấu nước uống hằng ngày hoặc có thể dùng dạng thuốc hãm hay thuốc sắc với liều lượng mỗi ngày là 20 - 30g.
Bài thuốc này sẽ giúp phụ nữ sau sinh mau lại sức, chữa thiếu máu, lợi sữa, giúp giảm tình trạng mệt mỏi, kém ăn.
-
Chữa đau bụng kinh, bế kinh
Cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô. 1kg chè vằng nấu với 3 lít nước trong 3 - 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm.
Mỗi ngày uống 1 - 2g với nước ấm.
-
Chữa kinh nguyệt không đều
Nguyên liệu: chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g.
Cách dùng: Thái nhỏ tất cả nguyên liệu, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống 2 lần trong ngày.
-
Chữa áp-xe vú
Dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ cho xâm xấp rồi đắp, ngày 3 lần.
-
Chữa bệnh răng miệng
Dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm.
-
Chữa đau gan, vàng da
Bài thuốc 1: chè vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày.
Bài thuốc 2: chè vằng 20g, nhân trần 20g, chi tử 12g, mua 12g, vỏ núc nác 12g, rau má 12g, lá bồ cu vẽ 12g, vỏ cây đại 12g, thanh bì 8g, sắc uống ngày 1 thang.
- Vằng - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ( Cập nhật ngày 18/07/2019 )
- TTƯT.DSCKII.Đỗ Huy Bích - Chè vằng - Thuốc quý của chị em - Trang Sức khỏe đời sống - Cơ quan ngôn luận Bộ Y tế ( Cập nhật ngày 18/07/2019 )