Thành Tựu Y Khoa 2020: Mô hình bệnh viện dã chiến Củ Chi

(VOH) - Bệnh diện dã chiến Củ Chi là một trong những bệnh đầu tiên chuyên trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trước sự cấp bách khi dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Tư lệnh Thành phố và Sở Y tế Thành phố đã phối hợp triển khai thực hiện Bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút nCoV gây ra đầu tiên của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung  tại huyện Củ Chi.

Bệnh viện dã chiến Củ Chi đã hoàn thành chỉ sau 5 ngày chuẩn bị và mang lại hiệu quả thiết thực cho đến nay và góp phần gây tiếng vang lớn cho ngành y tế nước nhà ra thế giới trong việc kiểm soát và điều trị dịch Covid 19.

Bệnh diện dã chiến Củ Chi là một trong những bệnh đầu tiên chuyên trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV của TPHCM giao tiếp nhận, cách ly, điều trị và theo dõi người bệnh do các khu cách ly tập trung của các quận, huyện chuyển đến và các tình huống khác do Ban chỉ đạo thành phố quyết định. Ban đầu, bệnh viện ngoài 1 bác sĩ phụ trách chung, là thành viên của Ban Giám đốc của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, ở giai đoạn hiện nay, mỗi ngày đã có nhiều bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và bệnh viện huyện Củ Chi tham gia hoạt động chăm sóc người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện dã chiến còn có các cán bộ chiến sĩ do Bộ Tư lệnh thành phố điều động tham gia thực hiện nhiệm vụ.

Là bác sĩ tốt nghiệp chuyên ngành truyền nhiễm, với 30 kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ Nguyễn Thành Dũng - Giám đốc bệnh viện dã chiến Củ Chi, Phó Giám đốc bệnh viện Nhiệt Đới người được giao trọng trách là người đứng đầu bệnh viện dã chiến Củ Chi chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn ban đầu khi hình thành bệnh viện dã chiến: “Khi được giao trọng trách là người đứng đầu bệnh viện dã chiến thì tôi cũng lo lắng. Lúc đó ở Trung Quốc là hơn 60 ngàn người nhiễm bệnh, hơn 1500 người tử vong thì không biết dã chiến của mình là sẽ nhận bao nhiêu người bệnh, rồi bao nhiêu người suy hô hấp, rồi bao nhiêu người tử vong. Đó là lo lắng thứ nhất. Lo lắng thứ 2 là virus này nó rất là lây nhiễm, do đó, các đồng nghiệp ở nước Trung Quốc,ở nước bạn cũng có nhiều nhân viên y tế bị lây nhiễm và sau đó tử  vong.Với đứng đầu một bệnh viện phòng chống dịch thì tôi có những lo lắng về nhân viên của mình, về phòng chống dịch. Có những đêm mà cán bộ, công chức phải thức thâu đêm để mình nhận bệnh, có thể là mình cách ly hoặc là những ca bệnh nặng từ các khu cách ly khi chuyển về bệnh viện dã chiến.”

Trong quá trình triển khai thực hiện, bệnh viện dã chiến Củ chi đã được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ từ các lãnh đạo thành phố, sự hỗ trợ của trường quân sự thành phố, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ sở y tế cử bác sĩ, điều dưỡng đến bệnh viện dã chiến để tham gia chống dịch trong tinh thần đoàn kết rất cao, hỗ trợ đồng đội rất tốt trong các thời điểm cao trào của dịch bệnh. Tuy nhiên, do mọi thứ đều mới nên cũng có những khó khăn nhất định trong khâu tổ chức. Không chỉ khó khăn trong điều trị chuyên môn mà đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện dã chiến còn phải tích cực trấn an tinh thần cho bệnh nhân. Có nhiều bệnh nhân khá lo lắng về bệnh tình của mình, đồng thời bị cách ly, lâu ngày không được gặp gia đình cũng gây stress cho bệnh nhân. Bằng tấm lòng y đức, bằng nhiệt huyết của người thầy thuốc, xem bệnh nhân như người thân, đội ngũ y bác sĩ đã làm những điều tốt nhất để có thể chữa trị và đem lại niềm vui cho bệnh nhân.

Theo chị Lê Thị Thu Hương - Trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện dã chiến Củ Chi thì bệnh viện dã chiến gắn với chị nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Từ các anh bộ đội trẻ tuổi, đến các chiến sĩ áo xanh tình nguyện. Họ không có chuyên môn và chưa quen với công việc nên chị và đội ngũ y bác sĩ phải theo sát và hướng dẫn rất vất vả với mục tiêu làm sao đảm bảo an toàn cho tất cả. Và kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với chị cũng thuộc về các bệnh nhân do chính mình chăm sóc, những giọt nước mắt tuôn trào khi cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, vượt qua thử thách, và giới hạn giữa họ không chỉ còn là bệnh nhân và người điều trị nữa mà như người thân trong gia đình.

Bệnh diện dã chiến Củ Chi là một trong những bệnh đầu tiên chuyên trị cho bệnh nhân mắc Covid 19 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là nỗ lực chống dịch của ngành y tế thành phố và nó đã mang đến hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị bệnh nhân mắc Covid 19 cho đến hiện nay. Đồng thời, bệnh viện cũng đã góp sức làm vang dội về năng lực phòng chống dịch và điều trị bệnh, đưa nền y tế nước nhà sánh vai với các cường quốc 5 châu trên thế giới 

“Mô hình bệnh viện dã chiến Củ Chi” là đề cử tham gia giải thưởng thành tựu y khoa Việt Nam 2020.

Cập nhật thông tin chương trình tại: https://www.facebook.com/ThanhTuuYKhoaVietNam

Nghe trực tuyến tại: https://radio.voh.com.vn/thanh-tuu-y-khoa-821.html