Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 -12 tháng hơn 30 món

(VOH) – Mỗi tháng tuổi bé sẽ có một thực đơn ăn dặm truyền thống khác nhau. Xây dựng được thực đơn cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi sẽ giúp con hấp thu đầy đủ các dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.

Việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé ăn dặm phù hợp, dễ ăn, cơ thể bé có thể tiếp nhận và chuyển hóa tốt nguồn dinh dưỡng là điều các mẹ cần phải quan tâm khi tập cho con ăn dặm. Tuy nhiên, làm thế nào để có được thực đơn ăn dặm đủ dưỡng chất thì không phải ai cũng biết.

1. Bảng thực đơn ăn dặm truyền thống “chuẩn” theo từng tháng

Mỗi tháng lượng thức ăn dặm mà trẻ tiêu thụ sẽ khác nhau. Dưới đây là gợi ý về loại và lượng thức ăn cho bé ăn dặm từ 6 – 12 tháng mà mẹ có thể tham khảo:

Tháng tuổi Loại thức ăn Lượng thức ăn
Trẻ 6 tháng tuổi

Cháo loãng/ bột loãng và các loại rau củ quả nghiền nhuyễn, mịn

Ăn dặm: 1 bữa/ngày

100 – 200ml (liều lượng có thể thay đổi theo sức ăn của trẻ)
Trẻ 7 tháng tuổi

Bột đặc, cháo đặc và các loại rau củ quả nghiền, xay nhỏ

Ăn dặm: 1 – 2  bữa/ngày

200ml
Trẻ 8 tháng tuổi

Cháo đặc hơn, rau xanh, thịt xay nhuyễn và trái cây

Bột ngũ cốc

Ăn dặm: 2 bữa/ngày

230ml
Trẻ 9 tháng tuổi

Bột đặc, cháo đặc

Thức ăn thái nhỏ, bé có thể cầm ăn được những dạng thức ăn cắt thành thanh dài, mềm.

Ăn dặm: 2 bữa/ngày

200- 250ml
Trẻ 10 tháng tuổi

Cháo đặc

Rau xanh, thịt, cá, tôm thái nhỏ.

Ăn dặm: 3 bữa/ngày

250 – 280ml
Trẻ 11 tháng tuổi

Cháo, thức ăn khác thái khúc

Ăn dặm: 3 bữa/ngày

280 – 300ml
Trẻ 12 tháng tuổi Cháo trắng ăn cùng thịt, cá, tôm, trứng.... rau xanh, dầu ăn cho bé. 200ml cháo + các loại thức ăn khác

Xem thêm: Bác sĩ BV Hạnh Phúc chia sẻ các loại dầu ăn tốt nhất cho trẻ ăn dặm

1.2 Bảng thực đơn cho bé ăn dặm trong 1 tuần

Thứ/thời gian Buổi sáng (8 giờ) Buổi trưa (12 giờ) Buổi chiều ( 18 giờ)
Hai Cháo bí đỏ Cháo thịt thịt heo, rau dền Cháo cá bí xanh
Ba Bột Risolac – bắp cải Cháo cá cà rốt Cháo gan rau dền
Cháo sườn, trứng (lòng đỏ) Cháo trứng, rau muống Cháo gà nấm rơm
Năm Bột sữa cà rốt Cháo tôm bí đỏ Cháo óc heo, đậu hà lan
Sáu Bột Risolac Cháo cua rau mồng tơi Cháo đậu xanh, khoai lang
Bảy Cháo khoai tây tán với sữa Bột tàu hũ rau ngót Cháo cá rau mồng tơi
Chủ Nhật Bột sữa bông cải Cháo thịt bò rau dền Bột thịt heo, rau xà lách

Lưu ý: Bảng thực đơn ăn dặm  theo tuần chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ hãy dựa vào tháng tuổi của con để lựa chọn thực phẩm phù cho bữa ăn của trẻ.

2. Các món ăn nên có trong thực đơn ăn dặm truyền thống

2.1   Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng 

Bữa ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi thường không chú trọng về dưỡng chất có trong thực phẩm mà chủ yếu là giúp trẻ tập làm quen với các món ăn khác ngoài sữa mẹ. Các món ăn thường được nấu trong giai đoạn này là:

  • Bí đỏ nghiền trộn sữa công thức hoặc bột
  • Cà rốt nghiền với sữa công thức hoặc bột
  • Bơ nghiền với sữa công thức hoặc bột
  • Khoai lang trộn sữa công thức hoặc bột
  • Cải bó xôi và khoai lang nghiền
thuc-don-an-dam-truyen-thong-cho-be-6-12-thang-hon-30-mon-voh
Thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn 6 tháng tuổi không chú trọng nhiều về dinh dưỡng (Nguồn: Internet)
  • Cháo đỗ xanh và su su. Lưu ý: tất cả đều được xay nhuyễn, nấu không để cái.
  • Cháo cà rốt và khoai tây nghiền
  • Chuối nghiền và sữa công thức
  • Cháo khoai sọ, phô mai, cải bó xôi nghiền và dầu olive
  • Đu đủ nghiền và sữa chua làm từ sữa công thức
  • Cháo bí đỏ, pho mai cải bó xôi nghiền và dầu óc chó. Bổ sung nước cam ép cho bé.
  • Hạt sen nấu với khoai lang nghiền, phô mai, sữa công thức và bí xanh nghiền cùng dầu óc chó.
  • Yến mạch, bơ nghiền và sữa công thức.
  • Sinh tố xoài và sữa chua làm từ sữa công thức.
  • Cháo trứng, cà chua, phô mai cùng bí xanh nghiền và dầu óc chó.
  • Bơ + chuối nghiền với sữa công thức.
  • Súp sữa chua dâu tây (2 quả dâu tây xay nhuyễn trộn với 2 thìa sữa chua xay.
  • Sữa đậu nành trộn chuối (nghiền nhỏ 1/8 quả chuối chín với 1 thìa súp sữa đậu nành.
  • Táo nghiền (nghiền nhuyễn ¼ quả táo).

Xêm thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần có gì?

2.2   Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 – 8 tháng

Giai đoạn này bé đã có thể ăn được thịt, cá thịt trắng. Tuy nhiên, khi bắt đầu cho bé ăn 1 món mới, mẹ cần cho bé làm quen với thức ăn  2 – 3 ngày trước, sau đó mới cho bé ăn chính thức.

thuc-don-an-dam-truyen-thong-cho-be-6-12-thang-hon-30-mon-1-voh
Thực đơn ăn dặm trẻ 7 - 8 tháng đã bắt đầu đa dạng hơn giai đoạn 1 (Nguồn: Internet)

Các món ăn dặm tốt cho bé 7 – 8 tháng tuổi là:

  • Cháo tim gà, rau cải, bí xanh nghiền.
  • Cháo thịt cá trắng và cà rốt.
  • Cháo thịt gà bí đỏ.
  • Súp khoai lang, cà rốt và táo.
  • Yến mạch và rau củ.

Xem thêm: Trẻ 8 tháng tuổi ăn ngon miệng với thực đơn các món ăn dặm bổ dưỡng, dễ làm

2.3 Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 – 10 tháng

Trẻ 9 – 10 tháng, thực đơn ăn dặm đã đa dạng hơn rất nhiều. Bé cũng đã mọc răng sữa và có thể nhai hoặc gặm những loại thực phẩm mềm.

Thực đơn cho trẻ ăn dặm 9 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo là:

  • Cháo trứng gà khoai lang.
  • Cháo tôm mướp.
  • Cháo thịt bò cải thảo.
  • Cháo đậu xanh, gạo, thịt heo, cải thìa.
  • Cháo thịt gà, bí đậu và đậu hà lan.
thuc-don-an-dam-truyen-thong-cho-be-6-12-thang-hon-30-mon-2-voh
Thức ăn dặm cho trẻ 9 - 10 tháng cần được tăng dần độ thô (Nguồn: Internet)

2.4 Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 – 12 tháng

Thức ăn dặm cho trẻ 11 – 12 tháng tuổi không nhất định phải nghiền nhuyễn, mẹ chỉ cần nấu mềm là được. Giai đoạn này, sự đa dạng thực phẩm trong các món ăn giúp bé bổ sung dưỡng chất tốt hơn.

Thực đơn ăn dặm cho bé 11 – 12 tháng tuổi mẹ tham khảo:

  • Các loại bánh cho bé ăn dặm (có thể mua ở siêu thị hoặc tự làm).
  • Gan gà nghiền rau củ.
  • Cháo tôm

Xem thêm: Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm - An toàn và bổ dưỡng

2.5 Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ trái cây

Trong thực đơn cho bé ăn dặm, trái cây là món ăn không thể thiếu vì chứa nhiều vitamin cùng nhiều dưỡng chất quan trọng. Mẹ có thể sử dụng trái cây để chế biến thành các món ăn dặm sau đây:

Táo nước

  • Gọt vỏ và bỏ phần lõi nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng táo.
  • Phết 1 ít bơ lên trên mặt trong của quả táo, sau đó thêm 1 ít bột quế.
  • Cho táo vào nồi, đổ nước vừa ngập mặt rồi cho vào lò nước với nhiệt độ 4000 độ C, nướng đến khi táo chín mềm.
  • Lấy táo ra, cắt thành lát nhỏ để bé tự cầm ăn hoặc xay nhuyễn để bé xúc ăn.

Táo, đào, chuối

  • 1 quả đào đã gọt vỏ và bỏ hạt. 1 quả táo đã gọt vỏ , /2 quả chuối chín và ¼ cốc nước
  • Táo và đào cắt thành hạt lựu, sau đó đem nấu sôi liu riu đến khi mềm.
  • Chuối sau khi dằm nát, đem trộn chung với táo và đào. Dùng máy xay nhuyễn và cho trẻ ăn.

Mơ xay

  • Mơ khô 450g và 2 cốc nước ép nho xanh (có thể thay thế bằng lê, táo hoặc nước lọc).
  • Đổ nước và mơ khô vào nồi nấu cho đến khi sôi. Sau đó hạ lửa để hỗn hợp sôi liu riu trong khoảng 15 phút
thuc-don-an-dam-truyen-thong-cho-be-6-12-thang-hon-30-mon-3-voh
Mơ xay - món ăn dặm từ trái cây ngon bổ dưỡng (Nguồn: Internet)
  • Vớt mơ ra và xay nhuyễn.
  • Pha loãng hỗn hợp vừa xay bằng phần nước còn lại sau khi đã nấu. Có thể thêm bột ngũ cốc nếu muốn hỗn hợp đặc hơn.

Đu đủ

  • Chọn trái đu đủ chín, gọt vỏ, bỏ hột và cắt nhỏ ra rồi cho vào máy xay.
  • Thêm sữa mẹ/sữa công thức hay nước vào để pha loãng hoặc thêm bột ngũ cốc để làm đặc.

Với đu đủ, mẹ có thể làm thêm nhiều món khác như:

  • Dằm nát đu đủ và bơ rồi trộn chung với nhau.
  • Sinh tố đu đủ, chuối và yogurt.

Xoài xay

  • 1 quả xoài chín. Sữa chua có đường hoặc nước lọc, nước ép táo hay lê.
  • Xoài gọt vỏ, bỏ hạt và dằm nát thịt.
  • Cho thêm sữa chua hay nước lọc/nước ép trái cây vào để pha loãng phần xoài dầm ra cho bé dễ tiêu hóa. Mẹ có thể cắt xoài thành từng miếng nhỏ để bé tự bốc ăn.

Hỗn hợp mận và sốt táo

  • Mận và táo sau khi rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột và cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Cho vào nồi nước đun sôi liu riu cho đến khi trái cây mềm.
  • Dằm hay xay nhuyễn hỗn hợp. Nếu hỗn hợp có vị đắng, mẹ có thể thêm 1 ít nước ép táo để bé dễ ăn hơn.

Xem thêm: Một số thực phẩm tốt cho trẻ ở giai đoạn ăn dặm

4. Lưu ý cần nhớ khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé theo tháng

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng..... hay 12 tháng sẽ có những sự khác biệt về liều lượng, độ thô của thức ăn. Vì thế, nếu muốn lên thực đơn ăn dặm cho bé theo mỗi giai đoạn mẹ cần lưu ý những điều sau:

4.1 Nấu chín, nghiền và xay nhỏ

Thức ăn cho trẻ từ 6 – 8 tháng cần phải được nghiền mịn, nhuyễn để tránh tình trạng trẻ bị hóc thức ăn.

Đối với từ 10 – 12 tháng tuổi, độ thô của thức ăn có thể được tăng lên để tập cho trẻ phản xạ nhai và kích thích nướu giúp mọc răng nhanh.

4.2 Phân loại và phối hợp nhóm thức ăn

Dù mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé tự chỉ huy hay ăn dặm truyền thống thì trong khẩu phần ăn của trẻ đều phải kết hợp đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

thuc-don-an-dam-truyen-thong-cho-be-6-12-thang-hon-30-mon-4-voh
Thực đơn ăn dặm của trẻ cần phải đủ 4 nhóm thực phẩm chính (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, các nhóm này cần được đưa vào theo trình tự nhất định. Cụ thể:

  • Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi: Nhóm bột đường -> nhóm vitamin và khoáng chất.
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: Nhóm bột đường -> nhóm vitamin và khoáng chất -> nhóm chất đạm -> nhóm chất béo.

4.3 Chú ý an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm phải đảm bảo độ tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, thực hiện đúng các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu chế biến và đảm bảo “ăn chín uống sôi”.

4.4 Cho trẻ ăn đúng giờ

Cho trẻ ăn dặm đúng giờ sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này.

4.5 Tạo cho trẻ sự hứng thú với bữa ăn

Lựa chọn những loại chén, bát, thìa có hình dáng ngộ nghĩnh đáng yêu và nhiều màu sắc để thu hút sự chú ý của trẻ.

Ngoài ra, không gian ăn uống của trẻ phải thoáng mát, đông vui nhưng tránh ồn ào quá mức.

Nhìn chung, trong quá trình cho bé ăn dặm mẹ cần chú ý đến lượng thức ăn và các món ăn bé có thể ăn được. Ưu tiên nhiều các loại thực phẩm giàu dưỡng chất để trẻ tăng trưởng được tốt hơn.

Xem thêm