Tìm hiểu cụ thể về hội chứng tăng ure máu

(VOH) - Hội chứng tăng ure máu nếu không chữa trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy thận, tăng huyết áp, đột quỵ,…Vậy hội chứng tăng ure máu là gì mà nguy hiểm đến?

1. Hội chứng tăng ure máu là gì?

Hội chứng tăng ure máu hay hội chứng huyết tán ure máu (HUS), xảy ra khi hệ thống tiêu hóa bị nhiễm trùng, dẫn đến hình thành những chất độc hại có thể hủy hoại hồng câu. Khi hồng cầu bị phá hủy, quá trình lọc thận bị tắc nghẽn và dẫn đến suy thận.

tim-hieu-cu-the-ve-hoi-chung-tang-ure-mau-voh-1

Hội chứng tăng ure máu dễ dẫn đến suy thận (Nguồn: Internet)

Hội chứng tăng ure máu có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng, bao gồm: suy thận cấp tính hoặc mãn tính, huyết áp cao, đột quỵ hoặc co giật, hôn mê, rối loạn đông máu có thể dẫn đến chảy máu, các vấn đề tim mạch, tiêu hóa,...

Đây là một dạng bệnh nghiêm trọng nhưng người bệnh có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng nếu được điều trị thích hợp và kịp thời.

2. Triệu chứng của hội chứng tăng ure máu

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng tăng ure máu thường là sốt, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và cao huyết áp. Một số trường hợp xảy ra tình trạng tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu, nước tiểu có màu đỏ sậm.

Hội chứng tăng ure máu có thể làm tế bào hồng cầu bị phá vỡ, cục máu đông hình thành trong các mạch máu và gây tổn thương thận. Khi đó, các triệu chứng và dấu hiệu mà người bệnh có thể nhận thấy gồm:

  • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.
  • Khó thở.
  • Da dễ bầm tím nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Chảy máu bất thường như chảy máu mũi và miệng.
  • Số lần đi tiểu trong ngày bị giảm hoặc có máu trong nước tiểu.
  • Sưng phù chân, bàn chân hoặc mắt cá chân.
  • Động kinh hoặc đột quỵ.
  • Huyết áp cao.

tim-hieu-cu-the-ve-hoi-chung-tang-ure-mau-voh-2

Triệu chứng phổ biến của hội chứng tăng ure máu là đau bụng, buồn nôn (Nguồn: Internet)

3. Nguyên nhân tăng ure máu

Hội chứng tăng ure máu thường xảy ra do ruột bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Tuy nhiên, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa khác cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc như quinine, các thuốc ức chế miễn dịch cyclosporine và một số loại thuốc hóa trị khác,…cũng có thể gây ra hội chứng tăng ure máu.

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc phải hội chứng tăng ure máu. Tuy nhiên, bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em dưới 4 tuổi.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng tăng ure máu gồm:

  • Độ tuổi: Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Di truyền: Những người có những thay đổi gen di truyền nào đó khiến họ dễ mắc bệnh.

4. Điều trị hội chứng tăng ure máu bằng cách nào?

Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm phân có thể giúp bác sĩ chẩn đoán hội chứng tăng ure máu cho bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn chụp siêu âm để kiểm tra tổn thương thận hoặc sẽ sinh thiết thận khi cần.

Những phương pháp dùng để điều trị hội chứng tăng ure máu bao gồm:

  • Lọc máu.
  • Dùng các thuốc như corticosteroids.
  • Truyền máu.
  • Truyền tiểu cầu đối với những trường hợp dễ bầm tím hoặc chảy máu quá nhiều.
  • Chạy thận nhân tạo.

5. Làm gì để phòng tránh hội chứng tăng ure máu?

tim-hieu-cu-the-ve-hoi-chung-tang-ure-mau-voh-3

Hãy vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh (Nguồn: Internet)

Thịt hoặc sản phẩm bị nhiễm E.coli có thể dẫn đến hội chứng tăng ure máu. Do đó, để không bị nhiễm trùng E.coli và các bệnh lây truyền qua thực phẩm bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
  • Không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín.
  • Rửa sạch trái cây và rau củ khi dùng sống.
  • Không sử dụng các loại sữa chưa được tiệt trùng.