TPHCM: Hơn 3.000 trẻ mắc tay chân miệng, tăng 115% so với tháng 7/2019

(VOH) - Số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho thấy, trong tháng 8, TPHCM ghi nhận hơn 3.000 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 115% so với tháng trước.

Tích lũy từ đầu năm đến nay, số mắc tay chân miệng trên địa bàn TP là hơn 9.700 trường hợp. Dù chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cảnh báo, dịch bệnh tay chân miệng đã bắt đầu vào mùa, sẽ lây lan rất nhanh nếu phụ huynh, các trường học không có biện pháp phòng ngừa.

Trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng da với các vết loét không chăm sóc đúng cách . 

Trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng da với các vết loét không chăm sóc đúng cách . 

 

Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Các bác sĩ khuyến cáo trẻ bệnh tay chân miệng thường sốt, loét miệng, nổi hồng ban, mụn nước lòng bàn tay bàn chân nên phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu sớm của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở y tế cũng như kịp thời cách ly, hạn chế lây lan cho trẻ khác.

Hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng, do đó phụ huynh cần chủ động phòng ngừa trẻ mắc bệnh bằng cách vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà bông, rửa sạch đồ chơi, vật dụng, tay nắm cửa, sàn nhà.

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cần cách ly trẻ bệnh tại nhà, không cho đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

 

Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau: 

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

 

Điều cần biết khi bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy – Thời điểm bé ăn dặm được xem là cột mốc quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Do đó, nhiều mẹ khi tập cho trẻ ăn dặm đã tham khảo rất nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp dặm tự ...
Mổ sỏi thận bằng những phương pháp nào, có đau không? - Với trường hợp sỏi thận có kích thước lớn và nguy cơ gây biến chứng sẽ được chỉ định mổ sỏi thận. Vậy mổ sỏi thận hiệu quả ra sao, có biến chứng gì không? hãy tìm hiểu trong bài viết ...