VinaCapital trao tặng thiết bị y tế cho 2 tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn

(VOH) - Trong hai ngày 3/7-4/7, VinaCapital đã trao tặng gói tài trợ hơn 2,3 tỉ đồng để thực hiện chương trình Nâng Cao Năng Lực Cấp Cứu Nhi Khoa tại tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn.

Đây là một phần trong chiến lược hỗ trợ cộng đồng của tập đoàn VinaCapital góp phần hỗ trợ sự phát triển của thế hệ tương lai đất nước thông qua các hoạt động chăm sóc y tế, hỗ trợ giáo dục cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thuộc dự án phổ biến chương trình ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2018-2020.

Đại diện VinaCapotal  trao tài trợ trị giá 873 triệu đồng cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng

Đại diện VinaCapotal  trao tài trợ trị giá 873 triệu đồng cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng

VinaCapital đã trao tặng Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng 1 máy thở, 2 máy áp lực dương liên tục (CPAP), 2 đèn chiếu vàng da, 2 thiết bị đo nồng độ oxy, và 2 bộ đặt nội khí quản. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn và 8 trung tâm y tế huyện được trang bị 10 bộ xe đẩy thiết bị cấp cứu, 1 giường sưởi, 1 đèn chiếu vàng da, 1 máy đo điện tim và 1 bộ đặt nội khí quản. Các thiết bị này  được đưa vào sử dụng ngay để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân địa phương, nhất là cấp cứu cho trẻ em.

Nâng Cao Năng Lực Cấp Cứu Nhi Khoa là chương trình trọng điểm của VCF thực hiện từ năm 2009 với mục tiêu hỗ trợ chuyên môn và thiết bị ngành y tế để nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, hướng đến góp phần giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

 Giám đốc BV Đa khoa Cao Bằng, ông Phương Đức Cù  tiếp nhận máy trợ thở từ VinaCapital

 Giám đốc BV Đa khoa Cao Bằng, ông Phương Đức Cù  tiếp nhận máy trợ thở từ VinaCapital

Năm 2015, VCF được Bộ Y Tế khuyến khích để thực hiện chương trình này tại 25 tỉnh miền núi phía Bắc và phổ biến khóa học APLS trên phạm vi cả nước.

Theo Tổng Cục Thống Kê tháng 12/2018, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mất đi tại Việt Nam là 21,38 trẻ/1000 ca sinh (tỉ lệ này tại các quốc gia có thu nhập cao chỉ là 5,3 trẻ/1000 ca sinh theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2016).

Đáng lo ngại là tỉ lệ này cao hơn đáng kể tại các vùng nông thôn và miền núi nơi tập trung 2/3 dân số Việt Nam.Đó là những địa phương gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, nhiều bệnh viện thiếu thốn các thiết bị cần thiết để cứu chữa cho trẻ em.