‘Đoán bệnh’ qua 9 vị trí nổi mụn trên mặt

(VOH) – Từng khu vực trên khuôn mặt như ‘tấm gương’ phản chiếu tình trạng của các cơ quan trong cơ thể. Do đó mỗi trị trí nổi mụn trên mặt cũng có thể giúp bạn nhận biết về những vấn đề sức khỏe.

Các phương pháp chụp X-quang, MRI... đều là những kỹ thuật nội soi cơ thể hiện đại mà chúng ta vẫn quen dùng hiện nay khi muốn biết tình hình sức khỏe. Nhưng trước đây, để đánh giá sức khỏe bên trong, người ta thường sử dụng một phương pháp khác có tên là Face mapping – bản đồ khuôn mặt được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc và Y học Ayurveda để nhận biết sức khỏe của các cơ quan nội tạng từ bên ngoài.

10 vị trí của mụn trên mặt cảnh báo về sức khỏe

Thông qua những vị trí nổi mụn trên gương mặt bạn có thể đoán được một số vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.

  1. Trán

Mụn xuất hiện ở trán là dấu hiệu của tâm hỏa thịnh (tim hồi hộp, nóng trong người), quá trình tuần hoàn máu có vấn đề dẫn tới việc cơ thể tích tụ các loại độc tố sinh ra mụn.

Nguyên nhân có thể là do mất ngủ, tinh thần quá căng thẳng dẫn tới tỳ khí thương tổn, dễ nóng nảy và giận dữ. Tâm hỏa thịnh còn làm cho miệng lưỡi lở loét, đầu lưỡi chuyển màu đỏ, đau nhức khó chịu.

Để cải thiện tình trạng này có thể dùng 12g tâm hạt sen, 12g táo nhân hãm trong nước sôi, uống hàng ngày thay nước trà để giúp cơ thể mát hơn.

  1. Giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường

doan-benh-qua-9-vi-tri-noi-mun-tren-mat-voh

Mụn nổi ở giữa 2  đầu lông này thường là do gan bị suy nhược (Nguồn: Internet)

Vị trí mụn ở giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường có thể do gan suy nhược gây nên. Gan yếu còn khiến cho vùng ngực trái bị ê ẩm, căng cứng gây khó chịu.

Lời khuyên cho bạn là nên tránh vận động quá sức, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Không dùng rượu bia và các đồ uống cay nóng.

  1. Huyệt thái dương

Nếu vị trí nổi mụn ở huyệt thái dương thì đây là biểu hiện của túi mật không ổn định. Ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo đều có thể làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều và điều đó có thể làm xuất hiện mụn ở huyệt thái dương.

Để cải thiện bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Đồng thời giảm thiểu việc dùng các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.

  1. Mũi

Với vị trí mụn nổi ở sống mũi thì điều này có thể là do dạ dày và nội tạng bạn bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Nếu vị trí nổi ở hai bên cánh mũi sẽ có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.

Điều bạn cần làm lúc này là nên hạn chế đồ uống lạnh. Nên ăn nhiều mướp đắng, rau cần để giúp tạng vị thanh hỏa. Ngoài ra, trong Đông y dùng hoa cúc (12g), kim ngân hoa (12g) hãm nước uống sẽ có tác dụng làm tiêu tan khí nóng trong người.

  1. Cằm

Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy buồng trứng hoặc tử cung... của hệ sinh sản có vấn đề. Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt thì phần lớn là do nội tiết và hormone gây ra, không phải do tình trạng sức khỏe bạn có vấn đề.

Để hạn chế mụn xuất hiện ở vị trí này bạn không nên ăn những loại thực phẩm cay nóng, mỡ, đồ ăn quá ngọt hoặc chất kích thích.

  1. Môi

Vị trí nổi mụn ở môi xảy ra khi bao tử bị quá tải, nóng trong người hoặc do tiêu hóa kém.

Để giảm mụn, bạn nên ăn uống đúng giờ, đúng bữa với lượng hợp lý. Mỗi ngày, bạn nên uống một cốc sữa hoặc đồ uống lên men sẽ có lợi cho việc điều chỉnh lại chức năng của dạ dày.

  1. Vùng má phải

doan-benh-qua-9-vi-tri-noi-mun-tren-mat-1-voh

Chức năng đường ruột và phổi bất thường có thể làm mọc mụn ở bên má phải (Nguồn: Internet)

Mụn nổi ở vùng má bên phải thường là do chức năng đường ruột và chức của phổi bất thường. Mụn xuất hiện ở vùng má còn có thể do bạn tiêu thụ nhiều đường hoặc thậm chí là vì bạn sử dụng điện thoại, bởi màn hình điện thoại chứa rất nhiều vi khuẩn.

Lúc này bạn cần ăn nhiều các loại thực phẩm tốt cho phổi như nước ép cà chua, cá, táo,... Đồng thời nên hạn chế ăn các loại đồ ăn dễ gây trướng bụng như khoai, hạt dẻ, sắn, mì...

  1. Vùng má trái

Vị trí nổi mụn ở vùng má trái thường do chức năng gan mật không tốt, dịch mật tiết ra không đủ, vấn đề này thuộc về hệ tiêu hóa.

Lời khuyên dành cho bạn là nên chia bữa ăn thì nhiều bữa nhỏ, ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thải độc như mướp đắng, đậu xanh, dưa chuột... Đồng thời nên tránh uống rượu, bia cùng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ đến tránh hệ tiêu hóa hoạt động quá nhiều.

  1. Vùng hàm dưới

Mụn xuất hiện ở vùng hàm dưới thường là do hệ thống bạch huyết bài trừ độc không tốt. Ngoài ra, đây còn là biểu hiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đang bị giảm sút.

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung vitamin và sinh tố chống lão hóa như tinh chất quả nho sẽ có lợi cho việc giải bỏ độc tố tồn đọng trong bạch huyết. Tăng cường vận động, massage cũng là những giải pháp có lợi cho việc bài trừ độc tố trong cơ thể.

Tài liệu tham khảo

  1. Trang elle.vn
  2. Trang hongngochospital.vn
Mụn nhọt và cách điều trị hiệu quả : Mụn nhọt thường gây đau, mụn có mủ nổi dưới da khi vi khuẩn gây viêm nhiễm lỗ chân lông hoặc tuyến dầu. Nếu điều trị không đúng cách có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho da.
Trị mụn tuổi dậy thì sao cho đúng và hiệu quả? : Mụn tuổi dậy thì là nỗi ám ảnh của rất nhiều bạn trẻ. Vậy làm sao để có thể trị mụn tuổi dậy thì đúng cách, hiệu quả và không để lại thâm, sẹo?