Incoterms là gì? Những mục đích của Incoterms

( VOH ) - Incoterms là một trong những thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu, mua bán thương mại quốc tế.

1. Incoterms là gì?

Được viết tắt từ cụm từ “International Commercial Terms”, Incoterms được hiểu là quy tắc thương mại quốc tế đã được thông qua, và hiện nay đang áp dụng trên toàn quốc tế. Incoterms có những quy tắc liên quan đến chi phí, trách nhiệm của người bán và người mua trong quá trình mua-bán, giao dịch quốc tế.

voh.com.vn-incoterms-la-gi-0
Incoterms là quy tắc thương mại quốc tế 

1.1 Incoterms 2010 là gì?

Là quy tắc được ICC cho ra đời vào tháng 9 năm 2010. Trong đó có 11 quy tắc nhất định. Kinh tế ngày càng phát triển, cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới ngày càng tăng. Do vậy, hàng hóa được bán ra hoặc nhập về với số lượng khủng và đa dạng về chủng loại.

Khi khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, có nhiều chủng loại hàng hóa xuất hiện thì có nghĩa tính phức tạp của ngành xuất nhập khẩu tăng lên. Do vậy, hợp đồng mua bán cần thiết phải được soạn thảo theo quy tắc nhất định, hạn chế những rủi ro, hiểu nhầm và tranh chấp không đáng có xảy ra.

ICC đã soạn ra quy tắc incoterm 2010 có bao nhiêu điều kiện. Trên thực tế là có tới 11 điều kiện trong hợp đồng mua bán hàng hóa, phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên, giảm những rắc rối về mặt pháp lý.

2. Mục đích của Incoterms là gì?

Dựa vào các điều khoản của Incoterms sẽ giúp người dùng hiểu được trách nhiệm, chi phí, hạn chế trong quá trình chuyển hàng từ người bán sang người mua. Nhờ đó, cả hai bên đều hiểu và hạn chế thấp nhất những tranh chấp có thể xảy ra. Cụ thể:

  • Giải thích cho người dùng hiểu về những điều kiện thương mại phổ biến.
  • Phân chia rõ trách nhiệm, chi phí và những điều không may có thể xảy ra giữa hai bên.
  • Giảm rủi ro, tranh chấp và gây hiểu nhầm giữa hai bên.
voh.com.vn-incoterms-la-gi-1
Mục đích của Incoterms là giải thích những điều kiện về hoạt động mua bán

Lấy ví dụ, nếu không có điều khoản Incoterms, hai bên mua bán sẽ phải đàm phán, thương lượng chi tiết, như vậy sẽ tiêu tốn nhiều thời gian để thương thảo. Thay vào đó, sử dụng Incoterms quy định sẵn những quy tắc đã được thống nhất sẽ giúp hai bên tiết kiệm nhiều thời gian hơn.

3. Những điều cần lưu ý về Incoterms

3.1 Không bắt buộc

Incoterms không phải là luật, do vậy không mang tính chất bắt buộc. Tuy nhiên, những quy tắc trong Incoterms thường được đưa vào hợp đồng mua bán như một sự thỏa thuận của hai bên.

3.2 Có nhiều phiên bản cùng tồn tại

Trên thực tế, Incoterms có nhiều phiên bản được ban hàng từ nhiều năm khác nhau như: 1936, 1953 (được sửa đổi vào năm 1967 và 1976), 1980, 1990, 2000, và 2010

Điểm thú vị là những phiên bản mới hay cũ đều có hiệu lực trong cùng một thời điểm. Điều quan trọng là hai bên thỏa thuận sử dụng điều kiện nào trong hợp đồng mua-bán.

3.3 Chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa

Những quy tắc của Incoterms chỉ được áp dụng để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm hay chi phí từ người mua đến người bán.

3.4 Không có hiệu luật trước luật địa phương

Hãy nhớ rằng, nếu trái với luật địa phương (quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia mua bán), các điều kiện của Incoterms sẽ không còn hiệu lực.

Ngoài ra, các quy tắc của Incoterms thường mang tính chất bao quát, còn những vấn đề cụ thể như: phương thức thanh toán, các yêu cầu về bốc dỡ hàng hóa, lưu kho… thì hoàn toàn không có quy định trong Incoterms.

4. Ngoài ra, Incoterms còn có thêm những thuật ngữ sau:

4.1 Dap Incoterms là gì? 

Là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Delivered at Place, theo tiếng Việt nghĩa là giao hàng tại nơi đến. Người bán sau khi nhận được đơn đặt hàng của người mua, họ sẽ chuyển hàng đến địa chỉ mà người mua yêu cầu thông qua đơn vị vận chuyển.

voh.com.vn-incoterms-la-gi-2
Dap Incoterms nghĩa là giao hàng tại nơi đến

Ví dụ, bạn sử dụng Dịch vụ mua hộ hàng Thái Lan chẳng hạn, người mua đặt hàng theo yêu cầu, sau đó dịch vụ mua hộ sẽ tiến hành mua hàng cho khách, và hoàn tất những vấn đề về pháp lý, giấy tờ, thủ tục hải quan để hàng về nước an toàn, nhanh chóng. Tuy nhiên, trường hợp này Dap Incoterms không áp dụng cho người mua, mà sẽ áp dụng cho dịch vụ mua hộ hàng hóa.

4.2 CFR Incoterms là gì?

Nghĩa là tiền hàng cộng thêm cước phí. Nghĩa là người mua muốn sở hữu được đơn hàng cần trả tiền hàng cùng với những loại phí khác như: thuế hải quan, phí phát sinh, cước vận chuyển...

4.3 DDP Incoterms là gì?

Nghĩa là giao đã nộp thuế. Thuật ngữ này có thể hiểu, bên bán cần thanh toán cước phí vận chuyển, và gánh những rủi ro cho đến khi đơn hàng của người mua về tay. Bên mua sẽ chịu phí bốc dỡ hàng hóa khi đã vận chuyển đến nơi nhận hàng.

4.4 CPT Incoterms là gì?

Thuật ngữ CPT là viết tắt của cụm từ Carriage Paid To – vận chuyển trả tiền cho. Đây cũng là một trong những điều kiện của Incoterm. Nó có thể dùng trong nhiều hình thức vận chuyển trả tiền cho ai. Theo điều kiện của CPT, nhà cung cấp sẽ thanh toán phí vận tải tới điểm nhận hàng. Còn người mua thanh toán bảo hiểm, những rủi ro của hàng hóa sẽ do bên bán chịu trách nhiệm.

5. Hướng dẫn sử dụng Incoterms

Trước mỗi điều kiện của Incoterms sẽ có cách dùng khác nhau. Và mỗi điều kiện của Incoterms sẽ có những đặc điểm khác nhau. Ví dụ, khi nào thì dùng điều kiện A, khi nào dùng điều kiện B, khi nào rủi ro được chuyển giao, và chi phí của cả người bán, người mua sẽ được tính như thế nào….

Nhìn chung, tùy vào yêu cầu của người dùng sẽ có những cách lựa chọn khác nhau, giúp đơn hàng của mình xuất nhập khẩu hiệu quả nhất.

Trên đây là những thông tin về Incoterms, khái niệm và thuật ngữ liên quan. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Chúc các bạn có được những chuyến hàng thuận lợi, an toàn.

Bài viết được cung cấp bởi công ty Quý Nam