Cách thoát hiểm khi bị nhóm bạn vây quanh tấn công
Măng là một loại thực phẩm khá phổ biến ở nước ta và được bán dưới nhiều hình thức như măng khô, măng tươi và măng đóng hộp. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc rằng, bà bầu ăn măng được không vì đã có nhiều trường hợp bà bầu ăn bị ngộ độc măng với nhiều mức độ khác nhau. Vậy thực hư chuyện này thế nào?
Theo các nghiên cứu, giá trị dinh dưỡng của măng rất cao. Ngoài nước và hàm lượng chất xơ dồi dào, trong măng còn chứa protein, các loại vitamin, khoáng chất khác như canxi, sắt, kali, photpho nhưng lại ít đường và chất béo nên có tác dụng cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng tăng cân khi mang bầu hoặc nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng rất cao. Cứ 100 gram măng chứa khoảng 533 mg kali, trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400 mg kali đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Măng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, măng lại loại thực phẩm mà các mẹ bầu cần phải hết sức thận trọng, thậm chí tránh xa ở những tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do:
Măng có chứa nhiều độc tố đặc biệt là glucozit. Chất này khi vào trong dạ dày sẽ bị phân hủy dưới tác động của men tiêu hóa sinh ra acid cyanhydric dễ gây ngộ độc và gây ra một số triệu chứng như: đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp...
Thậm chí nếu măng không được sơ chế kỹ lượng độc tố quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc nặng và có thể gây tử vong.
Trong măng, đặc biệt là măng tươi có rất nhiều chất xơ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu sẽ khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là ở những mẹ bầu đang bị ốm nghén.
Một lý do nữa để các mẹ bầu không nên ăn măng chính là nó có thể khiến mẹ bị thiếu máu. Trong thai kỳ, mẹ bầu cần phải thường xuyên bổ sung sắt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi, tuy nhiên, khi ăn măng bà bầu sẽ có nguy cơ thiếu sắt do trong măng có chứa chất hạn chế hình thành máu, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu ở bà bầu.
Thêm nữa, một loại chất độc khác trong măng gọi là cyanide, có tác dụng tiêu cực tới chuỗi hô hấp làm vô hiệu hóa enzym sắt. Nó làm người ăn bị thiếu oxy gây ra thiếu máu.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng trong măng có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu và thai nhi. Chính vì thế, với những mẹ bầu nào thích ăn măng thì có thể ăn măng vào những tháng cuối thai kỳ và ăn với lượng cho phép.
Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi ăn măng (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, trong quá trình chế biến cần lưu ý một số điều sau đây:
Nói chung, cho đến hiện tại vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào có kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi bị nhiễm độc. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên thai phụ nên hạn chế hoặc tránh ăn măng, nhất là trong 3 tháng đầu tiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Trong thai kỳ bà bầu ăn lá lốt được không? : Lá lốt thường được kết hợp trong nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng. Nhưng với phụ nữ mang thai, cần kiêng khem nhiều thứ, do đó nhiều người thường thắc mắc bà bầu ăn lá lốt được không?
6 lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn khoai lang : Khoai lang là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe - đặc biệt là hệ tiêu hóa. Việc bà bầu ăn khoai lang còn đem lại nhiều lợi ích khác trong thai kỳ.