Cách làm thuốc ngâm rượu chữa bệnh xương khớp hiệu quả

( VOH ) - Trong Đông y, rượu thuốc có thể giúp tăng cường sức khỏe, bổ khí huyết, giảm đau nhức xương khớp,…nhưng trên thực tế không phải ai cũng biết cách ngâm rượu thuốc đúng phương pháp.

1. Rượu ngâm thuốc có tác dụng gì?

Theo PGS. TS Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM), rượu thuốc có 2 loại phổ biến là dùng để xoa bóp bên ngoài và dùng để uống. Rượu là một chất dẫn, giúp làm tan các hóa chất có trong các loại thuốc mà chúng ta ngâm, ngoài ra khi thoa ngoài da, nó giúp thẩm thấu vào cơ thể nhanh hơn, giúp giãn cơ nhanh chóng.

Trên thực tế, rượu thuốc được sử dụng chủ yếu dưới dạng xoa bóp bên ngoài, dạng uống trong rất khó dùng và dễ gây ngộ độc nếu ngâm rượu thuốc không đúng cách.

Bác sĩ Bay cho biết, rượu ngâm thuốc thường có tác dụng cho các trường hợp sau đây:

cach-lam-thuoc-ngam-ruou-chua-benh-xuong-khop-hieu-qua-voh-1

Thuốc ngâm rượu hầu hết dùng để chữa bệnh xương khớp (Nguồn: Internet)

Khi thoa rượu thuốc lên da, thuốc sẽ thẩm thấu qua da và tác dụng lên vị trí bị tổn thương giúp lưu thông máu huyết, giãn cơ, mềm cơ và giảm đau.

2. Làm thế nào để ngâm rượu thuốc đúng cách?

Thực tế, rượu thuốc chỉ có giá trị chữa bệnh khi nguồn dược liệu an toàn, đúng bài và đúng vị. Rượu ngâm thuốc bao gồm 2 loại là ngâm dược liệu và ngâm động vật.

Bác sĩ Bay cho biết, trong Đông y thường ngâm rượu thuốc với những nguyên liệu như: sâm linh chi, đinh lăng, hạt gấc, quế, mã tiền, phụ tử, rắn, rết, trăn, tắc kè…Trong đó, mã tiền và phụ tử là nguyên liệu có độc tố, nhất là thành phần alkaloid (không tan trong nước nhưng tan trong rượu). Nếu ngâm rượu thuốc không đúng cách, khi sử dụng có thể dẫn đến co giật, nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, với 2 loại nguyên liệu này, người bệnh tuyệt đối không được dùng với dạng uống.

cach-lam-thuoc-ngam-ruou-chua-benh-xuong-khop-hieu-qua-voh-2

Rượu thuốc ngâm từ rắn. Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Để đảm bảo an toàn khi ngâm rượu thuốc, bạn cần sao chế tất cả các loại nguyên liệu trước để giảm bớt độc tố (nếu có).  Ngoài ra, đối với nguyên liệu từ động vật thì cần mổ bỏ nội tạng và lông (nếu có). Sau đó chọn loại rượu với nồng độ cồn thích hợp (bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc để chọn loại rượu thích hợp).

Bên cạnh đó, khi ngâm rượu thuốc bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Cơ địa mỗi người sẽ khác nhau và bệnh lý mắc phải cũng khác nhau nên khi chọn nguyên liệu ngâm rượu cần tham khảo ý kiến thầy thuốc.
  • Bạn không nên tự ý lựa chọn nguyên liệu ngâm thuốc theo kinh nghiệm truyền miệng trong dân gian.
  • Đối với các bệnh lý ngoài da, có vết thương hở, chảy máu thì không nên thoa thuốc ngâm rượu vì có thể dẫn nhiễm trùng, thậm chí là bội nhiễm.
  • Đặt bình rượu ngâm ở những nơi mát mẻ, có thể trong hầm rượu để cân bằng tính âm dương, đảm bảo cho sức khỏe và bảo quản được lâu hơn.