CẢNH BÁO: Những bệnh lý trẻ dễ mắc phải trong mùa nhập học

Thời điểm khai giảng năm học mới cũng là giai đoạn có nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh lớn.

Đầu tháng 9, các bé nhập học cũng là thời điểm giao mùa từ hè sang thu, kéo theo đó là thời tiết nắng mưa thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus lây lan và phát triển.

Hơn nữa, trước khi bước vào năm học mới, các bé đã trải qua một khoảng thời gian khá dài để vui chơi hè, không ít bé sẽ tiếp xúc với nhiều mầm bệnh trong không khí từ nhiều nơi mà bé đã vui chơi. Vì vậy, khi trở lại với môi trường học tập cộng đồng đông đúc thì các bậc phụ huynh cần lưu ý phòng bệnh cho con em mình.

Hãy tìm hiểu và lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ Dư Minh Trí – Phó khoa khám bệnh của BV Nhi Đồng thành phố Hồ Chí Minh về các bệnh có thể lây lan trong mùa khai giảng cũng như cách phòng tránh tốt nhất. Những thông tin này đã được bác sĩ chia sẻ trong chương trình Bé khỏe nhà vui, phát sóng trên VOH Radio – Đài tiếng nói nhân dân TPHCM.

Các bệnh trẻ dễ mắc bệnh khi nhập học

Theo các bĩ Dư Minh Trí, các bệnh mà trẻ dễ mắc phải khi bước vào năm học mới là nhóm bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và nhóm truyền nhiễm mà điển hình nhất là sốt xuất huyết.

Cụ thể:

Nhóm bệnh đường hô hấp

canh-bao-nhung-benh-ly-tre-de-mac-phai-trong-mua-nhap-hoc-voh-1

Mùa tựu trương là thời điểm trẻ dễ mắc nhiều bệnh lý (Nguồn: Internet)

Bác sĩ cho biết, những bệnh về đường hô hấp có thể gặp ở trẻ trong mùa tựu trường là viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.

Trong đó, con đường lây lan chủ yếu là qua không khí và hạt nước bọt. Trong không khí chứa rất nhiều vi khuẩn và các hạt nước bọt rất nhỏ mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Khi các bé vô tình hít vào cơ thể sẽ phát tán thành bệnh.

Theo bác sĩ Trí, tuy có nhiều bệnh về đường hô hấp nhưng nhìn chung các triệu chứng của các bệnh đều có những điểm giống nhau. Cụ thể có các triệu chứng như:

  • Giai đoạn đầu: Bé cảm thấy mệt mỏi, bỏ ăn, thậm chí có cảm giác buồn nôn.
  • Giai đoạn xúc tiết: Bé có triệu chứng chảy nước mũi, ho, có đàm xuất hiện.
  • Giai đoạn tắc nghẽn: Số lượng đàm, nhớt nhiều hơn gây tắc nghẽn, khiến bé thở khò khè, ho có đàm. Đồng thời, gây bí tắc đường hô hấp, thiếu dưỡng khí, bé sẽ thở nhanh hơn.
  • Giai đoạn suy hô hấp: Đây là giai đoạn nguy hiểm, cha mẹ cần đưa bé nhập viện để can thiệp tích cực

Nhóm bệnh tiêu hóa

Bác sĩ Trí cho biết, nhóm bệnh thứ 2 mà bé dễ mắc phải mùa tựu trường là bệnh về tiêu hóa. Nhóm này gồm các bệnh thường gặp là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nhiễm trùng tiêu hóa, đặc biệt là bệnh tay chân miệng.

Theo bác sĩ, nguồn lây bệnh chủ yếu là từ đồ chơi và dụng cụ học tập của bé. Ngoài ra, khi đi học nếu bé không có thói quen rửa tay trước khi ăn cũng rất dễ khiến bé mắc phải các bệnh lý này.

Nhóm bệnh truyền nhiễm

Trong nhóm này, bác sĩ cho biết căn bệnh nguy hiểm và dễ lây lan trong mùa khai giảng nhất là bệnh sốt xuất huyết. Phụ huynh có thể theo nhận biết bệnh cho bé bằng cách quan sát các vùng da mỏng của bé như mặt trong cẳng tay, mặt trong đùi có nổi chấm đỏ nhỏ hay không. Nếu có, dùng 2 ngón tay căng ra xem chấm đỏ có biến mất hay không. Nếu chấm đỏ vẫn còn thì chứng tỏ bé đang bị sốt xuất huyết.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường khiến bé sốt cao, thậm chí có bé sốt lên đến 39 độ C.

Thông thường, phụ huynh sẽ cho con em mình uống thuốc hạ sốt và theo dõi sức khỏe của bé. Khoảng 3 – 4 ngày thì bé sẽ hạ sốt.

Các bậc phụ huynh lưu ý:

  • Nếu bé đã hạ số và ăn uống, vui chơi bình thường thì có thể bé đã hết bệnh.
  • Nếu đã hạ sốt mà bé có triệu chứng đau bụng, chảy máu mũi, mau răng và đặc biệt là bàn tay lạnh thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ trong mùa khai giảng

  1. Đối với nhóm bệnh về đường hô hấp

Theo bác sĩ Trí, các bé còn nhỏ nên sức đề kháng yếu hơn so với người lời. Điều này khiến các bé dễ bị mầm bệnh xâm nhập hơn. Do đó, để phòng bệnh cho trẻ, đầu tiên cha mẹ cần làm sao cho bé ít tiếp xúc với mầm bệnh nhất. Có những cách giúp bé tránh tiếp xúc với mầm bệnh như:

canh-bao-nhung-benh-ly-tre-de-mac-phai-trong-mua-nhap-hoc-voh-2

Tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang đi đi ra đường để tránh bệnh về đường hô hấp (Nguồn: Internet)

  • Đeo khẩu trang cho bé trên đường đi đến trường. Phụ huynh nên chọn loại khẩu trang y tế có từ 2 – 3 lớp để ngăn được các loại khuẩn xâm nhập và các giọt nước bọt nhỏ chui vào.
  • Nếu bé bị bệnh nên cho bé nghỉ học vài ngày, qua giai đoạn xúc tiết thì cho bé đi học trở lại.
  1. Đối với nhóm bệnh về đường tiêu hóa

Ở nhóm bệnh này, cách phòng bệnh đơn giản nhất là tập cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn.

Dưới đây là 6 bước để rửa tay đúng cách bằng nước và xà bông:

  • Chà lòng bàn tay
  • Chà mu bàn tay
  • Chà các kẻ ngón tay
  • Rửa mặt trong, mặt ngoài ngón tay
  • Rửa ngón tay cái
  • Rửa các đầu ngón tay

Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho con em mình ăn những thực phẩm lành mạnh, ăn chín, uống sôi.

Đối với bệnh tay chân miệng, nó có thể tấn công vào hệ thần kinh trung ương và gây tử vong. Vì thế, khi trẻ bị bệnh này, cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi ở nhà để tránh lây lan. Đồng thời phải báo cho cô giáo để cô kịp thời vệ sinh đồ dùng trong lớp mà bé đã tiếp xúc và báo cho bên y tế dự phòng.

canh-bao-nhung-benh-ly-tre-de-mac-phai-trong-mua-nhap-hoc-3

Tập cho trẻ rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn để phòng bệnh tay chân miệng (Nguồn: Internet)

  1. Đối với nhóm bệnh truyền nhiễm

Như bác sĩ đã nói ở trên, thời điểm này, bệnh sốt xuất huyết gia tăng đáng kể. Vì thế, phụ huynh hãy lưu ý đến các cách phòng tránh như:

  • Diệt muỗi và lăng quăng quanh nhà và cả khu phố, phát triển ý thức cộng đồng về việc phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ.
  • Đối với những bé còn nhỏ thì nên cho bé ngủ mùng để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.

Ý nghĩa của việc tiêm ngừa vắc xin

Theo bác sĩ Dư Minh Trí, cho đến thời điểm này tiêm chủng mở rộng là sáng kiến vĩ đại của nhân loại. Vì vậy cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ để phòng tránh một số bệnh lý.

Bác sĩ giới thiệu một số loại vắc xin có thể tiêm phòng như:

Bệnh hô hấp:

  • Vắc xin cúm: Tiêm từ 6 tháng tuổi, trong lần đầu tiên, tiêm 2 liều liên tiếp cách nhau 1 - 2 tháng. Sau đó mỗi năm nhắc lại 1 lần.
  • Viêm phổi: Tiêm từ 2 tháng đến 5 tuổi, tùy vào độ tuổi mà có thể tiêm 2 hoặc 3 liều.

Bệnh đường tiêu hóa:

  • Uống ngừa tiêu chảy: Uống từ 2 tháng tuổi, có loại vắc xin uống 2 lần, có loại uống 3 lần tùy vào độ tuổi của bé.

Lời khuyên: Tốt nhất, phụ huynh nên đưa con em mình đến bệnh viện để được tư vấn tiêm loại vắc xin phù hợp.

Nghe audio dưới đây để biết thêm những chia sẻ của bác sĩ Dư Mạnh Trí về những căn bệnh mùa khai giảng và cách phòng tránh tốt nhất trong chương trình Bé khỏe nhà vui 

Những điều quan trọng cần biết về tiêm chủng cho trẻ em: Tại sao phải chích vắc-xin? Vắc-xin hoạt động theo cơ chế nào khi vào cơ thể người? Anti-vacxin là việc nên hay không nên? Làm cách nào để theo dõi những phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin.
TPHCM nhận đăng kí tiêm vắc-xin dịch vụ qua tổng đài 1080: Trước tình hình quá đông phụ huynh xếp hàng chen chúc đưa con em đi tiêm ngừa vắc-xin dịch vụ Pentaxim 5 trong 1, chiều 28/12, Sở Y tế TPHCM đã họp khẩn với các cơ sở y tế để bàn cách tổ chức tiêm chủng sao cho an toàn và trật tự.