Hỗ trợ trị còi xương ở trẻ nhỏ bằng biện pháp dinh dưỡng

(VOH) - Bệnh còi xương thường xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi. Các bà mẹ cần có kiến thức để phòng chống bệnh còi xương ở trẻ, các biện pháp dinh dưỡng hỗ trợ điều trị khi trẻ mắc bệnh còi xương.

Trước tiên, bố mẹ của trẻ đừng nhầm lẫn giữa suy dinh dưỡng và bệnh còi xương, trẻ bị còi xương là khi cơ thể thiếu hụt trầm trọng lượng vitamin D, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho của trẻ. Vậy các ông bố bà mẹ cần làm gì khi trẻ bị bệnh còi xương? Hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây nhé!

Xem thêm: Phân biệt bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ

Nguyên nhân trẻ bị còi xương

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương:

  • Do thiếu ánh sáng mặt trời.
  • Trẻ sinh thiếu cân, sinh non.
  • Trẻ không được bú sữa mẹ.
  • Trẻ suy dinh dưỡng, có hội chứng kém hấp thu,...

voh.com.vn-tri-benh-coi-xuong-o-tre-em-anh-0

Bệnh còi xương thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi (Nguồn ảnh: Internet) 

Dấu hiệu thường gặp ở trẻ mắc bệnh còi xương

Trẻ mắc bệnh còi xương thường hay quấy khóc hơn những trẻ khác, khi ngủ không yên giấc, hay giật mình. Trẻ dễ bị rụng tóc vùng sau gáy tạo nên những hình vành khăn, răng trẻ mọc chậm, chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng hơn so với chuẩn quy định thông thường,...

Nếu bị nặng, biểu hiện rõ ràng hơn qua sự biến đổi ở xương gây thóp rộng, có các bướu ở trán, lồng ngực trẻ biến dạng, các đầu xương cổ tay, cổ chân bị bè ra, chân vòng kiềng,...

Biện pháp hỗ trợ điều trị trẻ bị bệnh còi xương

Những món ăn giàu canxi chính là biện pháp hỗ trợ trị còi xương hữu hiệu cho trẻ. Hãy tham khảo những món ăn trị bệnh còi xương cho trẻ nhé.

  1. Cháo chân cua

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 300g chân cua.
  • 50 g hạt sen.
  • 50g đậu xanh.

Mẹ chú ý lựa chọn chân của những con cua còn tươi sống, sau đó rửa sạch sấy khô xay thành bột mịn. Đem hạt sen và đậu xanh tán thành bột.

Trộn đều những nguyên liệu trên với nhau. Mỗi lần cho 1 thìa cà phê bột chân cua hòa vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, mẹ hãy thêm đường hay muối để ăn cho vừa miệng nhé.

Cho con ăn liên tục trong vòng nửa tháng, mỗi ngày ăn 2 lần.

voh.com.vn-tri-benh-coi-xuong-o-tre-em-anh-1

(Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

  1. Cháo lòng đỏ trứng gà

Nguyên liệu:

  • 2 lòng đỏ trứng gà.
  • 50g gạo ngon.
  • Gia vị vừa đủ.

Cách làm: Đem luộc chín trứng gà, bóc bỏ vỏ, lấy lòng đỏ đem sấy khô tán bột.

Gạo rang thơm vàng và đem tán bột. Sau đó trộn đều lòng đỏ và gạo rang đã tán đều với nhau và cho vào nồi nấu có sẵn nước vừa đủ để nấu cháo cho bé, khi cháo chín, nêm gia vị vừa miệng cho bé.

Cho bé ăn mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 20-30 ngày.

  1. Cháo cá quả

Nguyên liệu:

  • 1 con cá quả khoảng 300g.
  • 40g cải xoong.
  • 50g gạo, gia vị vừa đủ.

Sơ chế cá: Làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp chín sau đó gỡ lấy thịt và ướp gia vị.

Chú ý phần xương cá các mẹ cần đem xay nhuyễn hòa với nước gạn lấy 200ml nước.  Đem xay gạo thành bột, rửa sạch rau cải xoong và thái nhỏ.

Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, gia vị vào khuấy đều, cháo sôi lại là được.

Cho trẻ ăn cách ngày, ăn khoảng 20 – 30 ngày, ngày 2 lần.

  1. Cháo tôm

Nguyên liệu:

  • 150g tôm.
  • 50g gạo.

Sơ chế tôm, tách lấy thịt giã nhỏ. Vỏ và càng sấy khô tán mịn thành bột. Đem gạo xay thành bột, trộn đều với bột tôm bên trên, sau đó cho vào nồi nước vừa đủ nấu chín, nêm gia vị.

Cho trẻ ăn 1 tháng liên tục, 1 lần/ngày

voh.com.vn-tri-benh-coi-xuong-o-tre-em-anh-2

(Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

  1. Cháo sụn lợn

Nguyên liệu:

  • 100g xương sụn lợn.
  • 50g gạo.

Xay xương sụn lợn đã được sơ chế sạch thành bột, đem ướp gia vị và xào chín.

Đem gạo xay thành bột. Bắc nồi lên bếp, cho 150ml nước, cho bột xương sụn lợn vào và đun nhỏ lửa, khi sụn nhừ cho bột gạo vào, đun tiếp khi cháo chín, nêm gia vị vừa đủ.

Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, ăn liên tục khoảng nửa tháng.

Lưu ý: Trong trường hợp trẻ bị nặng, mẹ nên bổ sung vitamin D, vitamin K, canxi cho trẻ dưới dạng dược phẩm theo sự kê đơn và chỉ định của bác sĩ. Nếu bé bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp gây khó khăn khi ăn và cản trở việc hấp thu dinh dưỡng, cha mẹ cần nhanh chóng cho bé điều trị sớm.

Mẹo chống còi xương cho trẻ các bà mẹ nên biết:

  • Trong thời gian mang thai, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi.
  • Cho con bú đủ lượng sữa trong 6 tháng đầu.
  • Cho trẻ tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày khoảng 10-15 phút.
  • Bổ sung các thực phẩm trong bữa ăn cho bé: trứng, cá, tôm, cua, ốc, sò, phomat và sữa.
Tháp dinh dưỡng: Cách kiểm soát chế độ ăn hợp lý, đủ chất: (VOH) – Tháp dinh dưỡng được xây dựng dựa vào thể trạng và thực phẩm phù hợp với người trường thành Việt Nam. Đây là tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cho việc ăn uống hợp lý, đủ chất giúp con người khỏe mạnh.
Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ em là bệnh gì?: (VOH) – Tràn dịch tinh hoàn là bệnh lý nam khoa không hiếm gặp, bệnh thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy tràn dịch tinh hoàn là gì, có nguy hiểm không và điều trị thế nào?