Khi bụng đói bạn tuyệt đối không làm những điều sau đây để tránh tổn thương dạ dày

( VOH ) - Những việc chúng ta làm trước bữa ăn cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Chính vì vậy, nếu bụng đang trống rỗng thì bạn cần tránh mắc phải một số sai lầm dưới đây.

Bụng chúng ta thường sẽ trống vào buổi sáng sớm hay lúc xế chiều,...Khi đó, bạn không nên làm những việc sau đây để không làm tổn hại đến sức khỏe của mình.

1. Uống các loại thuốc kháng viêm

khi-bung-doi-ban-tuyet-doi-khong-lam-nhung-dieu-sau-day-de-tranh-ton-thuong-da-day-voh-1

Những thuốc kháng viêm bạn không nên uống lúc bụng đói

Thông thường, các loại thuốc được chỉ định uống sau bữa ăn, tuy nhiên có một số thuốc cần uống trước khi ăn 30 phút.

Một số loại thuốc như aspirin, paracetamol và những loại thuốc kháng viêm không chứa streroid thường được khuyến cáo không uống trong lúc bụng đói.

Nếu uống chúng vào lúc đói, tác dụng thuốc sẽ giảm đi, hơn nữa còn gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như chảy máu dạ dạy là một ví dụ điển hình.

2. Uống cà phê

khi-bung-doi-ban-tuyet-doi-khong-lam-nhung-dieu-sau-day-de-tranh-ton-thuong-da-day-voh-2

Uống cà phê lúc bụng trống rỗng dễ gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa

Trong cà phê có chứa caffein nên dễ kích thích cơ thể tạo ra axit gây ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa khác nếu bạn uống khi bụng đói.

Bên cạnh đó, việc bỏ bữa sáng thay bằng những cốc cà phê cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt serotonin, thậm chí còn gây ảnh hưởng tới tâm trạng trong ngày của bạn.

3. Uống đồ uống có cồn

khi-bung-doi-ban-tuyet-doi-khong-lam-nhung-dieu-sau-day-de-tranh-ton-thuong-da-day-voh-3

Bạn có biết uống bia lúc đói cơ thể sẽ hấp thụ cồn gấp 2 lần so với bình thường

Khi chưa ăn, tỷ lệ hấp thụ chất cồn sẽ tăng lên gấp 2 lần, tương tự khi nó được truyền qua đường tĩnh mạch. Ngược lại, việc loại bỏ sản phẩm độc hại sinh ra từ quá trình phân giải cồn lại suy giảm, khiến cơn đói càng thêm nghiêm trọng.

Tác động nhanh chóng của đồ uống có cồn lên cơ thể luôn đi kèm các hậu quả tiêu cực cho gan, thận và tim.

4. Nhai kẹo cao su

khi-bung-doi-ban-tuyet-doi-khong-lam-nhung-dieu-sau-day-de-tranh-ton-thuong-da-day-voh-4

Không nhai kẹo cao su khi dạ dày đang trống rỗng

Việc nhai kẹo cao su thường xuyên, nhất là khi bụng đói có thể làm tăng cao nguy cơ viêm dạ dày. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng, những người thường nhai kẹo cao su có xu hướng thích ăn vặt hơn là bổ sung trái cây và rau củ.

5. Uống nước cam, chanh

khi-bung-doi-ban-tuyet-doi-khong-lam-nhung-dieu-sau-day-de-tranh-ton-thuong-da-day-voh-5

Trong cam và chanh chứa nhiều axit và chất xơ khó phân giải không tốt cho dạ dày lúc trống rỗng

Axit và chất xơ khó phân giải trong các loại quả thuộc họ cam quýt sẽ kích thích dạ dày rỗng của bạn. Việc này đặc biệt nguy hiểm cho những ai đang bị bệnh dạ dày hoặc có nguy cơ mắc bệnh.

6. Tập luyện với cường độ cao

khi-bung-doi-ban-tuyet-doi-khong-lam-nhung-dieu-sau-day-de-tranh-ton-thuong-da-day-voh-6

Tập luyện nhiều lúc đói sẽ khiến bạn mệt mỏi, uể oải

Nhiều người có suy nghĩ nên tập luyện khi dạ dày đang trống rỗng để giúp đốt cháy nhiều calories hơn. Tuy nhiên, đây lại là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và chẳng có tác dụng đốt cháy chất béo trong cơ thể nào cả.

Hơn nữa, việc cố tập luyện khi đói sẽ làm cho tinh thần của bạn trở nên uể oải, giảm năng suất và nhanh kiệt sức hơn.

7. Tranh cãi

khi-bung-doi-ban-tuyet-doi-khong-lam-nhung-dieu-sau-day-de-tranh-ton-thuong-da-day-voh-7

Nghiên cứu cho thấy tranh cãi lúc đói khiến bạn không điềm tĩnh hơn

Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh, cơn đói làm chúng ta bớt điềm tĩnh hơn. Hiện tượng này xảy ra bởi việc tự kiểm soát bản thân đòi hỏi năng lượng, trong khi nguồn cung cấp năng lượng lại đang thiếu do bụng đói.

Lời khuyên: Nếu chưa đến giờ ăn mà bụng đói thì bạn có thể ăn các loại trái cây thay thế cho các loại bánh kẹo chứa nhiều chất ngọt. Trong trái cây có lượng đường tự nhiên và chất xơ cùng các chất dinh dưỡng nên khi vào dạ dày sẽ báo hiệu não là bạn đã no.