Nhịp tim thai nhi có thể nghe được ở tuần thứ mấy?

(VOH) - Tim thai được hình thành khá sớm và nó cũng là dấu hiệu nhận biết bé yêu của bạn đang lớn lên từng ngày. Không những thế, nhịp tim thai nhi còn còn tiết lộ đến bạn một vài sự thật thú vị khác.

Cùng với việc chăm sóc sức khỏe và học cách chăm sóc con thì nhiều mẹ còn đặc biệt quan tâm đến nhịp tim thai vì đây là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết được thai nhi trong bụng có đang phát triển bình thường hay không.

1. Tim thai được hình thành và phát triển như thế nào?

Tim thai bắt đầu hình thành từ ngày thứ 21 của thai kỳ, khi phôi thai xuất hiện 2 mạch máu tạo thành 2 ống dẫn tim. Mặc dù lúc này hình dáng tim thai vẫn chưa hình thành nhưng nó đã bắt đầu đập do hoạt động co bóp như một quả tim thực thụ.

Vào tuần thứ 4, tim thai cũng hoàn thiện. Đến tuần thứ 5, phôi thai hình thành nhiều tế bào hơn và bắt đầu có hình dáng, thì ở giữa phôi thai một ‘hạt nhỏ’ sẽ phát triển thành tim thai. Đến tuần thứ 7, tim thai lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng trái, buồng phải tim.

Tim thai đập nhẹ ở tuần thai thứ 11, đến tuần thứ 14 thì tim thai đập rõ ràng hơn và cũng đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo cũng như đảm nhiệm được chức năng của mình. Từ các tuần tiếp theo cho đến khi em bé chào đời, tim thai sẽ tiếp tục lớn lên về mặt kích thước và khối lượng.

nhip-tim-thai-nhi-co-the-nghe-duoc-o-tuan-thu-may-voh

Có thể nghe được nhịp tim thai nhi ở tuần thứ mấy? (Nguồn: Internet)

Thông thường, chỉ số nhịp tim của thai nhi sẽ tăng 90 lần/phút vào tuần thứ 6, 180 lần/phút vào tuần thứ 9 và giảm dần còn 150 lần/phút vào tuần thứ 15.

Tiếp theo đó, nhịp tim thai nhi trung bình sẽ giảm dần xuống 140 lần/phút ở tuần thứ 20 và 130 lần/phút ở 3 tháng cuối thai kỳ.

2. Bạn có thể nghe nhịp tim của của thai nhi ở tuần thứ mấy?

Ngay từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, bác sĩ đã có thể giúp mẹ bầu nghe và cảm nhận nhận nhịp tim thai của bé. Tuy nhiên, ở một số thai nhi, đến khoảng tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ, mẹ mới có thể nghe được tim thai.

Đến tuần thai thứ 20 nhịp tim thai nhi đã bắt đầu mạnh hơn và nhịp tim thai 22 tuần mẹ có thể dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Nếu mẹ nghe được nhịp đập tim thai càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.

3. Một vài sự thật về nhịp tim thai nhi mẹ cần biết

3.1 Nghe nhhịp tim thai nhi đoán giới tính bé?

Nhiều mẹ thường rỉ tai nhau về câu chuyện xung quanh thai kỳ, họ tin rằng tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim thai nhi mang giới tính nam. Cụ thể nếu nhịp tim trên 140 lần/phút thì thai nhi là bé gái, dưới 140 lần/phút là bé trai.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vừa được công bố, đây là quan niệm hoàn toàn thiếu tính khoa học. Sự thật là không có sự khác biệt đáng kể nào giữa nhịp tim thai bé trai và bé gái trong giai đoạn đầu.

Thực tế, giới tính thai nhi đã được hình thành ngay từ khi trứng gặp tinh trùng. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 thai kỳ, bé trai và bé gái khá giống nhau, thai nhi chỉ bắt đầu khác nhau trong khoảng từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 20 của thai kỳ.

3.2 Nhịp tim thai nhi như ‘tiếng sấm ngựa phi nước đại’

Mẹ có thể nghe được nhịp tim thai nhi từ 8 – 10 tuần tuổi bằng ống nghe Doppler – một thiết bị siêu âm mà bác sĩ cầm đặt lên bụng thai phụ. Nhiều mẹ sau khi nghe qua dụng cụ này nói rằng, nhịp tim thai của bé giống như tiếng sấm của ngựa phi nước đại.

nhip-tim-thai-nhi-co-the-nghe-duoc-o-tuan-thu-may-voh

Thai phụ có thể nghe được nhịp tim thai ở tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, theo các bác sĩ lý giải thì đây hoàn toàn là do trí tưởng tượng của người mẹ vì lần đầu tiên nghe được nhịp tim của con yêu đang đập đều đều.

3.3 Nhịp tim thai nhanh - chậm bất thường

Nhịp tim thai nhi bình thường sẽ dao động từ 120 - 160 lần/phút, khi thai nhi hoạt động nhiều như cựa quậy, đạp... thì nhịp tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút. Nhưng nếu vượt quá con số này thì thai phụ cần đi thăm khám và theo dõi. Vì rất có thể mẹ bầu đang mắc phải bệnh rối loạn nhịp tim hoặc thai nhi có bệnh lý về tim mạch.

Đặc biệt lưu ý, nhịp tim thai nhi chậm còn gây nguy hiểm nhiều hơn là nhịp tim thai nhanh, vì đó có thể là biểu hiện suy thai. Do đó, nếu nhịp tim thai nhi đập dưới 80 lần/phút, mẹ cần phải đi đến bệnh viện để được cấp cứu ngay lập tức.