Nóng bụng – nguyên nhân và cách khắc phục

(VOH) - Cảm giác nóng bụng là triệu chứng rất phổ biến nhưng hầu hết mọi người thường chủ quan và cho qua. Tuy nhiên đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý cần được cảnh giác để nhận biết sớm.

Nóng trong bụng là bị gì?

Cảm giác nóng bụng có thể là một rối loạn cơ năng tạm thời và thoáng qua hoặc có liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến cảm giác bị nóng bụng:

nong-bung-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-voh-1

Vì sao có cảm giác bị nóng bụng? (Nguồn: Internet)

  1. Dị ứng hoặc không tiêu hóa được thức ăn

Nóng rát dạ dày, đặc biệt là ở vùng thượng vị, có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với những loại thực phẩm gây dị ứng hoặc không thể tiêu hóa. Khi đó, triệu chứng đi kèm có thể là buồn nôn và nôn.

  1. Dư axit dạ dày

Dư axit trong dạ dày quá nhiều cũng có thể làm cho dạ dày của bạn bị nóng lên.

  1. Căng thẳng

Nhiều vấn đề về tiêu hóa bắt nguồn từ việc bạn không thể kiểm soát và quản lý căng thẳng của mình. Căng thẳng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm tăng dịch axit trong dạ dày, dẫn đến tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày.

  1. Sử dụng thức uống có cồn

Uống rượu, bia cũng có thể gây cảm giác bỏng rát trong bụng. Tiêu thụ rượu, bia thường xuyên còn có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của đường tiêu hóa, gây đau dạ dày.

Sở dĩ rượu, bia gây ra triệu chứng nóng bụng là do các thành phần trong rượu, bia được chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể. Khi quá trình này xảy ra, một loại oxy hoạt tính làm ức chế quá trình oxy hóa đối với tế bào và các mô dọc theo đường tiêu hóa.

  1. Do thuốc

Việc dùng thuốc không đúng cách, uống thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ, uống khi đói hoặc uống không đúng liều lượng,…có thể phá vỡ lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày của bạn. Điều này sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày tăng lên và triệu chứng nóng bụng là không thể tránh khỏi.

  1. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa thường gây đau dữ dội ở phần bên phải của vùng bụng dưới. Các triệu chứng liên quan khác là: đau vùng hố chậu phải, đau tăng lên khi bước đi, cười, hoặc co gập chân phải, buồn nôn, nôn ói, sốt, ăn không ngon, đầy bụng và cảm giác nóng bụng dưới.

  1. Hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm đầy bụng, cảm giác nóng bụng râm ran kèm co thắt vùng bụng dưới, táo bón xen kẽ tiêu chảy.

Bị nóng bụng nên làm gì?

Nếu thường xuyên bị nóng bụng thì bạn có thể thử một số cách sau:

nong-bung-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-voh-2

Nên hạn chế các món ăn quá cay để tránh bị nóng bụng (Nguồn: Internet)

  • Tránh ăn các loại thực phẩm chua, cay và nhiều dầu mỡ.
  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tránh uống rượu, bia.
  • Kiểm tra thành phần của thuốc thật kỹ để phòng các phản ứng phụ có thể gây hại cho dạ dày.
  • Không bỏ các bữa ăn trong ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi ngày).
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, nhưng bạn nên cẩn thận với các loại quả họ cam, quýt.
  • Nên hạn chế uống sữa vào những lúc bụng đang đói vì có thể gây thêm các kích ứng khác.

Nếu áp dụng nhiều cách và kiêng cữ đúng mực mà cảm giác nóng bụng vẫn tái diễn và không thuyên giảm thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Bởi rất có thể, cảm giác nóng bụng kéo dài là do bệnh lý gây ra, việc thăm khám sớm sẽ giúp bạn điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế
  2. Trang hellobacsi.com
Đau bụng dưới rốn là dấu hiệu của bệnh gì?: Đau bụng dưới rốn là triệu chứng thường, có thể là bệnh nhẹ nhưng cũng có thể là bệnh nghiêm trọng cần cấp cứu ngay. Vì vậy, hãy thận trọng khi triệu chứng này diễn ra thường xuyên. 
Đau thượng vị do bệnh lý nào gây ra?: Đau vùng thượng vị có khi chỉ là rối loạn tiêu hóa nhẹ nhưng cũng có trường hợp là biểu hiện của bệnh lý, thậm chí là trọng bệnh.