Thế giới ghi nhận bệnh nhân thứ hai "miễn nhiễm" với HIV

(VOH) - Bước tiến y học ghi nhận sự đột phá khi thêm một bệnh nhân có thể "miễn nhiễm" với căn bệnh thế kỷ HIV sau khi điều trị bằng phương pháp tế bào gốc.

Theo báo cáo của các bác sĩ được đăng tải trên tạp chí Nature, bệnh nhân này là người Anh được giữ kín danh tính, đã không còn cần sử dụng thuốc kháng virus điều trị HIV (ARV) trong suốt 18 tháng qua.

Đây là trường hợp thứ hai sau ròng rã 12 năm, kể từ khi bệnh nhân đầu tiên với biệt danh "bệnh nhân Berlin" nổi tiếng làm nên lịch sử vì trở thành người đầu tiên được chữa khỏi HIV - chính xác thì anh ta đã duy trì được sự thuyên giảm sau khi nhiễm HIV-1, chủng virus nguy hiểm và phổ biến nhất gây ra bệnh AIDS, mà không cần dùng thuốc ARV.

"Bệnh nhân Berlin" thực ra là một người Mỹ (tên thật là Timothy Ray Brown) được chẩn đoán nhiễm HIV khi sống ở Đức. Năm 2007, anh đã được phẫu thuật ghép tủy xương liên quan đến việc cấy vào cơ thể các tế bào gốc tạo máu, ban đầu chỉ với mục đích điều trị bệnh bạch cầu.

May mắn thay, việc điều trị bằng tế bào gốc lấy từ một người hiến tặng có đột biến gen CCR5, là đồng thụ thể HIV-1 đã bất ngờ làm tuyên giảm HIV trong cơ thể Brown. Kể từ đó đến nay đã hơn 12 năm, bệnh nhân này không còn phải dùng thuốc ARV nữa.

Vì lý do này, anh thường được mô tả là bệnh nhân đầu tiên được "chữa khỏi" HIV, mặc dù về mặt thuật ngữ thì không chính xác lắm vì sự thuyên giảm và chữa khỏi không hoàn toàn giống nhau (đôi khi HIV sẽ trở lại sau thuyên giảm không hoàn thành, khi lượng virus trong người bệnh nhân tăng đến mức phát hiện được).

Thế giới ghi nhận bệnh nhân thứ hai "miễn nhiễm" với HIV

Timothy Ray Brown - bệnh nhân Berlin được “chữa khỏi” HIV đầu tiên trên thế giới (Ảnh: BBC)

Với trường hợp thứ hai lần này, bệnh nhân người Anh (còn được gọi là "bệnh nhân London") được chẩn đoán mắc HIV vào năm 2003. Ông cũng đã được điều trị bằng tế bào gốc từ một người hiến tặng có đột biến gen CCR5, nhưng lần này là trong khi đang điều trị ung thư hạch Hodgkin.

16 tháng sau khi làm thủ thuật (không bao gồm xạ trị), bệnh nhân này đã ngừng sử dụng thuốc ARV (còn gọi là liệu pháp ART). Và suốt 18 tháng sau đó, ông ấy đã giữ mình trong tình trạng thuyên giảm hoàn toàn với HIV.

Một cách thận trọng, các nhà khoa học cho rằng vẫn còn quá sớm để nói rằng bệnh nhân thứ hai này đã được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng dù sao đó cũng là một bước đột phá của y học trong nỗ lực ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ HIV.

Thế giới ghi nhận bệnh nhân thứ hai "miễn nhiễm" với HIV

Trường hợp thuyên giảm HIV kéo dài thứ hai đã củng cố thông điệp rằng con người có thể chữa khỏi HIV (Ảnh: BBC)

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết phương pháp cấy ghép tế bào gốc này không thực tế đối với những người khỏe mạnh bị nhiễm HIV nhưng cuối cùng chúng ta đã gần như có thể tìm ra cách thức chữa trị HIV hiệu quả.

Được biết, các nhà khoa học từ các trường đại học hàng đầu thế giới như đại học College London, đại học Hoàng gia London, đại học Cambridge và Oxford đều tham gia vào quá trình nghiên cứu trường hợp trên.

 

UK patient 'free' of HIV after stem cell treatment

A UK patient's HIV has become "undetectable" following a stem cell transplant - in only the second case of its kind, doctors report in Nature.

The London patient, who was being treated for cancer, has now been in remission from HIV for 18 months and is no longer taking HIV drugs.

The researchers say it's too early to say the patient is "cured" of HIV.

Experts say the approach is not practical for healthy people with HIV but it may ultimately help find a cure.

The male London patient, who has not been named, was diagnosed with HIV in 2003 and advanced Hodgkin's lymphoma in 2012.

He had chemotherapy to treat the Hodgkin's cancer and, in addition, stem cells were implanted into the patient from a donor resistant to HIV, leading to both his cancer and HIV going into remission.

Researchers from University College London, Imperial College London, Cambridge and Oxford Universities were all involved in the case.

This is the second time a patient treated this way has ended up in remission from HIV.

Ten years ago, another patient in Berlin received a bone-marrow transplant from a donor with natural immunity to the virus.

Timothy Brown, said to be the first person to "beat" HIV/Aids, was given two transplants and total body irradiation (radiotherapy) for leukaemia - a much more aggressive treatment.