Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

(VOH) - Có 3 loại bệnh tiểu đường là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường tuýp 1 cũng là loại bệnh phổ biến nhưng được rất ít người quan tâm tìm hiểu.

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường loại 1, để từ đó giúp bạn nhận biết sớm cũng như kiểm soát hiệu quả.

1. Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường type 1 hoặc đái tháo đường loại 1 là tình trạng đường trong máu quá cao, đây là một dạng bệnh mãn tính. Ở bệnh tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy của người bệnh không sản xuất đủ lượng insulin, một hormone rất quan trọng giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường.

tieu-duong-tuyp-1-co-nguy-hiem-khong-voh-1

Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở trẻ em (Nguồn: Internet)

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của người bệnh.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. So với bệnh tiểu đường tuýp 2 thì bệnh tiểu đường tuýp 1 không liên quan gì đến lối sống của người bệnh. Ví dụ như ăn quá nhiều đường, không tập thể dục hoặc béo phì.

2. Biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 1

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể đến rất nhanh, bao gồm:

  • Cảm thấy rất khát.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Giảm cân đột ngột dù khẩu phần ăn mỗi ngày vẫn bình thường.
  • Mệt mỏi.
  • Thường xuyên cảm thấy không được khỏe.
  • Đau bụng, buồn nôn, ói mửa.
  • Thay đổi tính khí.
  • Bị nhiễm trùng thường xuyên.
  • Vết thương lâu lành.
  • Cảm giác tê ở tay và chân.

3 .Vì sao mắc bệnh tiểu đường tuýp 1?

Nếu bệnh tiểu đường tuýp 1 sinh ra không phải do lối sống, thói quen ăn uống,…thì tiểu đường tuýp 1 có phải là do di truyền không?

Nguyên nhân chính xác của tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa được biết rõ. Các tế bào của hệ miễn dịch của cơ thể, bình thường chỉ chống lại các tác nhân gây hại, vì một lý do nào đó đã phá hủy các tế bào tiết insulin. Nguyên nhân gây ra tình trạng đó vẫn còn đang được nghiên cứu.

tieu-duong-tuyp-1-co-nguy-hiem-khong-voh-2

Tiểu đường tuýp 1 có di truyền không? (Nguồn: Internet)

Người ta nhận thấy bệnh tiểu đường tuýp 1 có liên quan đến sự phơi nhiễm với virus và có các yếu tố liên quan đến di truyền. Tuy nhiên, không phải bố mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì con cái chắc chắn sẽ mắc bệnh này.

4. Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 cần được phát hiện càng sớm càng tốt, nhằm có biện pháp kiểm soát kịp thời. Nếu không được phát hiện, lượng đường trong máu sẽ tăng rất cao. Cơ thể, khi không lấy được đủ năng lượng từ máu để dùng làm năng lượng sẽ bắt đầu phân hủy mỡ. Khi cơ thể phân hủy nhiều mỡ, sẽ sản sinh ra các vết ketone (đường dẫn đến chứng tăng lượng đường trong máu). Lượng ketone và đường trong máu cao là rất nghiêm trọng và cần điều trị ngay.

Tiểu đường loại 1 nếu không được điều trị, bệnh sẽ trở nên rất nặng và người bệnh có thể bị:

  • Thở gấp hoặc sâu.
  • Mất nước và ói mửa.
  • Hôn mê.

5. Cách điều trị tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 có thể trầm trọng đi rất nhanh, do đó người bệnh cần được chẩn đoán và chữa trị sớm. Người bệnh có thể cần phải kiểm tra đường huyết mỗi tuần cho đến khi kiểm soát hoàn toàn.

Những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

5.1 Insulin

tieu-duong-tuyp-1-co-nguy-hiem-khong-voh-3

Tiêm insulin là cách tốt nhất để chữa bệnh tiểu đường tuýp 1 (Nguồn: Internet)

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, do đó tiêm insulin là cách tốt nhất để kiểm soát nhanh chóng lượng đường trong máu của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tiêm insulin ở nhà, thường 2 – 3 lần mỗi ngày.

5.2 Chế độ dinh dưỡng đặc biệt

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường loại 1, do đó hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để ăn uống hợp lý.

5.3 Tập thể dục

Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên hơn vì tập thể dục giúp kiểm soát lượng đường huyết. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chăm sóc chân và kiểm tra mắt thường xuyên để ngăn chặn các biến chứng trong tương lai.