Iran: Mỹ không có quyền yêu cầu khôi phục các lệnh trừng phạt

(VOH) – Bộ trưởng Ngoại giao Iran trong một bức thư gửi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết Mỹ không có quyền yêu cầu khôi phục lại lệnh trừng phạt Liên Hợp Quốc dành cho Iran.

Bộ trưởng Mohammad Javad Zarif nói Mỹ đã mất quyền đưa ra yêu cầu vào năm 2018 khi rút ra khỏi hiệp ước hạt nhân 2015 với Iran và các cường quốc khác. Ông cũng nói việc đơn phương rút khỏi của Mỹ đã vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc yêu cầu các bên ký kết tránh bất kỳ thiệt hại nào đối với thỏa thuận.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Năm đã chính thức thông báo với Liên Hợp Quốc rằng họ đang yêu cầu khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran, nhưng các đồng minh và đối thủ tuyên bố hành động của Mỹ là bất hợp pháp và chắc chắn sẽ thất bại.

Ông Pompeo khẳng định Mỹ có quyền hợp pháp để "gỡ lại" các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc ngay cả khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và sáu cường quốc đã được Hội đồng Bảo an thông qua.

Ông nói các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục lệnh cấm vận vũ khí cho Iran, dự kiến sẽ hết hiệu lực vào 18/10 tới, cũng như cấm thử nghiệm tên lửa đạn đạo và làm giàu hạt nhân có thể tiến đến thành chương trình vũ khí hạt nhân, là điều mà Tehran khẳng định không theo đuổi.

Việc Mỹ kiên quyết gỡ lại các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Iran tạo tiền đề cho một cuộc tranh chấp gây tranh cãi. Yêu cầu của Mỹ có thể bị các thành viên Liên Hợp Quốc khác phớt lờ, và sẽ có câu hỏi về khả năng của Hội đồng Bảo an trong việc thực thi các quyết định ràng buộc pháp lý của chính họ.

Zarif cho rằng khái niệm “gỡ lại” đã chưa từng được đề cập trong thỏa thuận hoặc trong nghị quyết của Liên Hợp Quốc liên quan đến thỏa thuận. Ông nói việc Mỹ cố tình áp dụng từ ngữ này để gợi ý một sự khôi phục các lệnh trừng phạt một cách nhanh chóng và tự động.

Chính quyền Trump muốn áp đặt lại tất cả các lệnh trừng phạt quốc tế đã được nới lỏng theo thỏa thuận hạt nhân. Các quốc gia khác cũng nói rằng Mỹ không có tư cách để đưa ra yêu cầu vì chính quyền Trump đã tự đẩy Mỹ ra khỏi hiệp ước.

Đức, Pháp và Anh hôm thứ Năm mô tả nỗ lực của Mỹ để kích hoạt các biện pháp trừng phạt là "không tương thích" với nỗ lực của họ để hỗ trợ thỏa thuận hạt nhân vốn đã mong manh, trong khi Nga và Trung Quốc nói rằng đó là "bất hợp pháp".

Trước những câu hỏi về động thái của Mỹ hôm thứ Năm, các nhà ngoại giao cho biết Nga, Trung Quốc và các quốc gia khác không có khả năng tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Ông Pompeo đã cảnh báo Nga và Trung Quốc khi lên tiếng chống lại yêu cầu đó vào hôm thứ Tư, đe dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt nếu họ từ chối áp dụng lại các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran.

Theo thỏa thuận năm 2015, Tehran nhận các biện pháp trừng phạt để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của mình. Cơ chế "gỡ lại" được tạo ra trong trường hợp Tehran bị chứng minh là vi phạm hiệp ước.

Ông Zarif cho biết Hội đồng Bảo an nên ngăn chặn việc Mỹ đơn phương "lạm dụng" các nghị quyết của hội đồng, nói rằng người dân Iran hy vọng hội đồng buộc Mỹ có trách nhiệm với các “thiệt hại” đã gây ra cho Iran. Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương đối với Iran và khiến nền kinh tế của nước này rơi tự do sau khi rút khỏi thỏa thuận.

Thanh Mai (Theo AP, Reuters)

Mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp gần chạm ngưỡng tối đa, nhà chức trách làm gì? – Mực nước tại đập Tam Hiệp, con đập lớn của Trung Quốc trên sông Dương Tử, đang tiến gần đến mức tối đa sau khi những trận mưa xối xả làm tăng dòng chảy lên mức cao kỷ lục.

Mỹ chính thức đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, Trung Quốc dọa trả đũa - Mỹ đã chính thức đình chỉ ba hiệp ước song phương với Hong Kong, trong đó có hiệp ước dẫn độ. Đây là động thái mới nhất trong chuỗi căng thẳng leo thang Mỹ - Trung suốt thời gian qua.