Mỗi giây, Mỹ quăng đi hai tấn lương thực

(VOH) – Nước Mỹ quăng vào sọt rác khoảng hai tấn lương thực mỗi giây do trang trại loại bỏ các nông sản 'xấu xí' hoặc do người ăn quá khó tính bỏ ngay tại bàn ăn.

Các quả dưa bị bỏ ra sọt rác vì không đảm bảo tiêu chuẩn (Ảnh: Getty Images)

Mỗi giây, một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng của một chiếc xe sedan bị vứt bỏ tại Mỹ - tương đương khoảng 60 triệu tấn một năm.

Khoai tây với kích thước của một viên gạch, dưa hấu với sọc nâu trên vỏ, súp lơ bị vàng, đào không ửng hồng trước khi thu hoạch...bất kỳ một khiếm khuyết nhỏ dù không làm ảnh hưởng đến hương vị hay chất lượng của nông sản - đều có thể bị người nông dân bỏ ngay lập tức.

Tại trang trại

Nếu người nông dân nhận thấy rằng các siêu thị hoặc người tiêu dùng sẽ từ chối sản phẩm nào, thì các loại trái cây và rau quả đó không bao giờ ra khỏi được trang trại. Liên Hiệp Quốc ước tính, khoảng 17% thực phẩm được trồng ở Bắc Mỹ bị bỏ trong trang trại.

Nông dân Mỹ sản xuất khoảng 20 triệu tấn khoai tây một năm. Chỉ có ¼ trong số này được phục vụ ở dạng tự nhiên. Trong khi 1/3 số khoai tây được chế biến thành dạng khoai tây đông lạnh.

Wayde Kirschenman một nông dân cho biết, việc kiểm đếm khoai tây rất gắt gao. Ông ước tính khoảng ¼, đôi khi là ½ số khoai tây không bao giờ được đưa vào chuỗi thức ăn của con người dù hầu hết trong số đó hoàn toàn tốt.

Ông cũng muốn tặng khoai tây cho ngân hàng thực phẩm, nhưng điều này liên quan đến việc chi trả cho người lao động, đóng gói. Chính vì vậy, các mẫu khoai quá to hoặc có màu hơi xanh lục sẽ được bán làm thức ăn gia súc với giá chỉ 25 đô la/tấn.

Tại khâu đóng gói

Tại khâu đóng gói, nơi mà một số lượng cụ thể rau củ cụ thể được xếp trong vỏ nhựa hoặc hộp, bất cứ trái dâu tây, mận không phù hợp, và cũng không thể làm ra được nước trái cây hoặc mứt - nó sẽ ngay lập tức bị bỏ.

Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 6% tổn thất lương thực ở Bắc Mỹ xảy ra trong quá trình xử lý sau thu hoạch. Nhưng khi nói đến sản phẩm dễ hư hỏng trong khâu này thì dâu tây đứng số 1.

Ngay cả trong điều kiện lý tưởng, dâu tây hiếm khi tươi hơn 7 ngày sau khi thu hoạch, trong khi thời gian vận chuyển và đưa ra thị trường khá dài.

Coke Farms, một trang trại hoạt động quy mô trung bình gần San Juan Bautista, đi tiên phong trong việc trồng dâu tây hữu cơ trong những năm đầu thập niên 1980. Vào mùa cao điểm, công ty xuất đi khoảng 27 tấn dâu tây/tuần.

Coke Farms cho biết, không giống như các loại cây khác, dâu tây phải được thu hoạch bằng tay nhưng không được chạm vào quá mạnh. Quá nhiều khâu xử lý dẫn đến va chạm mạnh, bầm tím, nẫu.

Khi thu hoạch, dâu tây phải được làm lạnh trong vòng hai giờ ở 0oC, sử dụng thiết bị làm cho không khí khô mát tại khu vực đóng gói, bảo quản bởi nếu không khí quá khô, dâu tây có thể teo lại; quá ẩm, chúng có thể bị thối rữa.

Mặc dù vậy, Hiệp hội các nhà bán lẻ của Mỹ ước tính khoảng 12% của dâu tây tươi bị loại bỏ mà không được bán.

Tại khâu vận chuyển

Hầu hết các loại thực phẩm tại Mỹ đều qua một hành trình dài trước khi lên đĩa. Từ trang trại, nhà đóng gói... nếu thùng carton rau củ bị sứt mẻ thì những thứ bên trong sẽ không được bán.

Năm ngoái, một người Mỹ tiêu thụ khoảng 40kg thịt gà và khoảng 25kg thịt bò. Điều đó khiến gà được đưa vào thực đơn cho ít nhất 3 bữa ăn nấu tại nhà và 2 bữa tại nhà hàng trong khoảng thời gian hai tuần, theo Hội đồng Gà Quốc gia.

Nhưng giao thông là một phần khó khăn trong quá trình tiêu thụ thực phẩm. Một mặt hàng thực phẩm điển hình ở Mỹ phải đi gần 2.400 km từ cánh đồng tới nhà máy chế biến để bán lẻ cho nhà hàng.

Mỹ có công nghệ tốt để vận chuyển thực phẩm an toàn nhưng tai nạn vẫn xảy ra. Một nhà điều hành xe tải độc lập tên Lewis cho biết, anh đã thận trọng kiểm tra bảng điều khiển nhiệt độ ở các điểm dừng nhưng vẫn từng phải đổ đi khoảng 19,5 ngàn tấn thịt đông lạnh trong quá trình vận chuyển.

Tại siêu thị, nhà hàng  

Lãng phí nhất trong tất cả là tại các siêu thị, nhà hàng. Khoảng 16% thực phẩm ở Bắc Mỹ đang bị mất trong quá trình chế biến và phân phối, theo ước tính của Liên Hợp Quốc - phần lớn xảy ra khi các siêu thị và nhà hàng thức ăn nhanh từ chối giao hàng.

Nông sản tại siêu thị đươc bỏ vào hệ thống chuyển đổi thực phẩm thành chất thải (Ảnh: The Guardian)

Nhà phân phối tranh giành vị trí để đặt bán thực phẩm trong khi thực phẩm thường không bán hết nhanh chóng và hết hạn sử dụng. Các siêu thị cần thời gian dài để bảo quản sản phẩm trước khi bán đến tay người tiêu dùng nhưng hạn sản phẩm không dài nên họ buộc phải bỏ sản phẩm quá hạn để đảm bảo an toàn và vị trí cho các sản phẩm khác.

Tại nhà

Mỹ đổ gần 8 tấn sữa và sữa chua xuống cống một năm. Nhiều người tiêu dùng đang làm như vậy vì sự mơ hồ về hạn sử dụng.

Các siêu thị Mỹ vẫn chưa thống nhất về tiêu chuẩn duy nhất để tư vấn cho khách hàng về thời hạn sử dụng của thực phẩm. Bán trước, dùng tốt nhất, dùng tốt nhất trước khi sử dụng tới… các cách ghi chú khác nhau khiến người dùng không biết cách để đánh giá thời hạn tuyệt đối và có thể bỏ đồ đi nếu hết hạn vài ngày.

Thực phẩm đã rẻ hơn nhiều so với thu nhập trung bình nhưng điều này khuyến khích sự lãng phí. Đa số mọi người không lên danh sách mua sắm khi đi mua thực phẩm, do đó họ thường mua nhiều hơn họ cần. Đồng thời, sự thiếu kỹ năng nấu ăn cũng ngăn cản người dân trong việc chế biến thức ăn dư, thay vào đó, họ ném đi bất cứ thứ gì còn thừa trong tủ lạnh.

Tại bàn ăn

Xử lý chất thải thực phẩm không cần phải ở bãi rác. Điều này được thể hiện rõ nhất khi nói đến mặt hàng chủ lực như bánh mì và các sản phẩm ngũ cốc khác.

Hiện nay có rất nhiều bánh mì bỏ đi ở Mỹ, các ngân hàng thực phẩm đã thu gom bánh mì, bánh ngọt, bánh quy, kẹo để phục vụ cho khoảng 450.000 người ở Washington DC và các khu vực xung quanh.

Jeffrey Dannis, người giám sát các trang web Alpha Ridge, ước tính rằng giữa siêu thị và nhà hàng, nhà kho lương thực và các hộ gia đình, hiện có 100.000 đến 125.000 tấn thức gạo thừa mỗi năm.

Khoảng dưới 3% thực phẩm bị lãng phí ở Mỹ được ủ thành phân bón, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, phần còn lại thối rữa ở bãi rác, gây nên những nguy cơ tiềm ẩn về biến đổi khí hậu.