Mỹ: Dự luật quốc phòng mới yêu cầu có các cuộc kiểm tra toàn diện hạt nhân dành cho Saudi Arabia

(VOH) – Saudi Arabia và một số quốc gia đang tìm cách sử dụng công nghệ Mỹ để phát triển nhà máy điện hạt nhân sẽ phải đồng ý cuộc kiểm tra toàn diện theo luật từ Mỹ.

Đề xuất này nằm trong dự luật về quốc phòng mới của Mỹ dự kiến sẽ công bố càng sớm càng tốt trong tuần này, theo lời hai trợ lý Đảng Dân Chủ ngày 9/12.

Biện pháp trên, tuyên bố đầu tiên bởi đại diện Đảng Dân Chủ Bradley Sherman, yêu cầu các quốc gia ký kết cái gọi là Nghị định thư bổ sung. Biện pháp này yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc, tiến hành kiểm tra nhanh các cơ sở năng lượng hạt nhân để đảm bảo các quốc gia không phát triển vật liệu cho vũ khí hạt nhân.

Lời kiến nghị này được đưa vào Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng hàng năm, một trong số ít luật pháp mà Quốc hội phải thông qua hàng năm. Và dự luật mới trị giá 700 tỷ USD này có thể được thông báo sau một vài ngày tới, sau khi đã trải qua nhiều tháng thảo luận.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman gặp nhau ngày 18/9/2019. Ảnh: Reuters

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump từ lâu đã có các cuộc đàm phán thầm lặng với Saudi Arabia, hai bên muốn xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân và có thể sử dụng công nghệ của Mỹ.

Các nhà lập pháp Mỹ đã tìm kiếm các thỏa thuận ở các lĩnh vực khác với Saudi Arabia sau khi Thái tử Mohammed bin Salman nói vào năm ngoái rằng nước ông không muốn có vũ khí hạt nhân nhưng sẽ mua chúng nếu như đối thủ là Iran phát triển vũ khí hạt nhân.

Mối quan tâm của Quốc hội về đề xuất của Saudi Arabia đã tăng lên sau vụ giết nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi ở Istanbul năm ngoái.

Các chuyên gia theo chủ nghĩa không phổ biến vũ khí hạt nhân cho biết đưa các biện pháp trên vào trong dự luật là một bước tốt, nhưng Quốc hội cần phải làm nhiều hơn nữa.

Hồi tháng 9, cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry đã gửi thư cho quan chức Saudi nói rằng bất kỳ thỏa thuận nào về nhà máy điện hạt nhân cần phải có trong đó một điều khoản tạm gọi là cam kết 123 nói về điều kiện từ bỏ việc làm giàu uranium hoặc tái chế, hai con đường để chế tạo vật liệu phân hạch cho vũ khí hạt nhân.