Úc ban hành lệnh trừng phạt đối với nhiều tướng lĩnh quân đội Myanmar

(VOH) - Sau Liên minh châu Âu và Mỹ, Úc là quốc gia tiếp theo ban hành lệnh trừng phạt vào 5 tướng lĩnh Myanmar vì có liên quan tới cuộc khủng hoảng người Rohingya với cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Theo đó, hôm thứ ba Úc đã ra tuyên bố trừng phạt tài chính và quyền tự do đi lại đối với 5 tướng lĩnh quân đội Myanmar vì được cho là liên quan tới các hành động vi phạm nhân quyền dưới sự chỉ huy của họ tại bang Rakhine, trong đó có bạo lực tình dục và bạo lực về giới.

Theo Liên Hiệp Quốc, có hơn 700.000 người Hồi giáo Rohingya đã phải di cư sang nước láng giềng Bangladesh vào năm ngoái sau cuộc đụng độ giữa quân đội Myanmar và người Hồi giáo Rohingya vào tháng 8.

Báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc cáo buộc quân đội Myanmar vi phạm nhân quyền nghiêm trọng mang tính chất diệt chủng với loạt hành vi xâm phạm tình dục và giết người hàng loạt, đồng thời kêu gọi 5 tướng lĩnh Myanmar phải bị truy tố theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, phía Myanmar phủ nhận hầu hết các cáo buộc trên và cho rằng người Rohingya mới là quân gây chiến và khủng bố với loạt tội danh.

Úc ban hành lệnh trừng phạt đến nhiều tướng lĩnh quân đội Myanmar

Quang cảnh còn lại của một ngôi làng người Rohingya sau khi bị đốt cháy tại khu vực gần Maungdaw, phía bắc bang Rakhine, Myanmar ngày 27/09/2017 (Ảnh: Reuters)

Úc là quốc gia trước đây đào tạo quân đội cho phía Myanmar và từng từ chối áp đặt lệnh trừng phạt, tuy nhiên sau báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc cũng đã ra lệnh trừng phạt vào 5 sĩ quan quân đội Myanmar. "Úc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và cấm đi lại đối với 5 sĩ quan quân đội Myanmar chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền của các đơn vị trực thuộc," Ngoại trưởng Úc Marise Payne nói.

Một tài liệu đã tiết lộ tên của 5 sĩ quan này là Aung Kyaw Zaw, Aung Aung, Maung Maung Soe, Than Oo và Khin Maung Soe. Tài liệu cũng cho biết các giao dịch tài chính với họ bây giờ có thể chịu hình phạt lên tới 1,7 triệu dollar Australia (1,2 triệu USD) đối với các công ty và tới 10 năm tù đối với các cá nhân vi phạm. 

Hiện tại vẫn chưa liên hệ được với phát ngôn viên Chính phủ Zaw Htay về vấn đề trên.

Trước đó, Liên minh châu Âu và Mỹ đã áp đặt những lệnh trừng phạt tương tự đối với các tướng lĩnh hàng đầu Myanmar lần lượt vào tháng 6 và tháng 8.
 

Australia slaps sanctions on Myanmar army top brass

Australia on Tuesday slapped travel and financial sanctions on five top Myanmar military officers, accused of overseeing brutal violence against Rohingya Muslims by units under their command, following similar moves by the European Union and United States.

More than 700,000 Rohingya Muslims fled Buddhist-majority Myanmar to neighboring Bangladesh last year, according to U.N. agencies, following a counter-insurgency operation launched by Myanmar’s military after attacks on security posts by Rohingya militants in August last year.

A recent U.N. report accused Myanmar’s military of gang rapes and mass killings with “genocidal intent” and called for its commander-in-chief and five generals to be prosecuted under international law.

Myanmar has denied most of the allegations in the report, blaming Rohingya “terrorists” for most accounts of atrocities.

However Australia, which has previously provided training for Myanmar’s army and refrained from imposing sanctions, on Tuesday responded to the U.N. report by targeting four of the men named, and one other senior commander.

“I have now imposed targeted financial sanctions and travel bans against five Myanmar military officers responsible for human rights violations committed by units under their command,” Australian Foreign Minister Marise Payne said in a statement.

A separate document named the officers; Aung Kyaw Zaw, Aung Aung, Maung Maung Soe, Than Oo and Khin Maung Soe. It said financial dealings with them can now attract penalties of A$1.7 million ($1.2 million) for companies and 10 years jail for individuals.

Myanmar government spokesman Zaw Htay did not pick up a call seeking comment on Tuesday.

The United States imposed similar restrictions on top generals in August. Like the United States, Australia omitted Myanmar’s military chief, Min Aung Hlaing from the sanctions.

The European Union imposed similar restrictions in June.