Giá cà phê hôm nay 14/6/2019: Giảm 300 đồng/kg do tác động từ việc đi xuống của giá thế giới

 (VOH) - Giá cà phê hôm nay 14/6 quay đầu giảm 100- 300 đồng/kg tại hầu hết các vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới giảm gần 2%.

Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm, huyện Bảo Lộc quay đầu giảm 200 đồng/kg về mức 31.900 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh đều giảm 400 đồng/kg về ngưỡng 31.800 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, ở huyện Cư M'gar và Buôn Hồ giá cà phê về ngưỡng 33.000đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 300 đồng/kg về ngưỡng 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg về mức 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 300 đồng/kg , về  mức 33.000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg về ngưỡng 33.900đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

31,900

-200

— Di Linh (Robusta)

31,800

-400

— Lâm Hà (Robusta)

31,800

-400

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

33,000

-100

— Buôn Hồ (Robusta)

33,000

-100

GIA LAI

— Ia Grai (Robusta)

32,600

-300

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

32.600

-200

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

33.000

-300

HỒ CHÍ MINH

— R1

33,900

-200

Thu hoạch cà phê

Ảnh minh họa: internet

Theo Cục Xuất nhập khẩu, năm 2018, diện tích trồng cà phê của Việt Nam đạt 680.000 ha với năng suất 2,5 tấn/ha và sản lượng đạt 1,62 triệu tấn. Việt Nam xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn với giá trị 3,5 tỷ USD.

Để hướng tới nền nông nghiệp 4.0, diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã cùng với các đối tác, đặc biệt là Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê.

Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Trong bối cảnh thị trường cà phê toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn do giá liên tục giảm và ở mức thấp, để ngành cà phê Việt Nam xuất khẩu ổn định và chinh phục các thị trường khó tính thì đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn thực phẩm.

Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc rất quan trọng. Hệ thống thông tin mã số vùng trồng là cơ sở dữ liệu như sổ tay nông hộ điện tử giúp nông dân quản lý đầu vào sản xuất; các tổ chức chứng nhận có thể kế thừa để giảm giá thành chứng nhận; giúp các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc, định hướng đầu tư, tài trợ vào lĩnh vực sản xuất; cơ quan quản lý nhà nước có sở dữ liệu trong định hướng, phát triển cà phê bền vững.

Qua đây có thể tạo niềm tin cho các nhà chế biến và người tiêu dùng về xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, sản phẩm chất lượng và an toàn.

Giá cà phê thế giới  quay đầu giảm gần 2%

Trên thị trường thế giới, 9h30 ngày 14/6/2019 giá cà phê robusta giao tháng 7/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) giảm 16USD/tấn, tương đương 1,14%, về  mức 1.384USD/tấn, giá cà phê giao tháng 9/2019 giảm 15USD/tấn, tương đương 1,05%, về mức 1.414USD/tấn, giá cà phê giao tháng 11/2019 giảm 15USD/tấn, tương đương 1,03%, về l mức 1.437USD/tấn, giá cà phê giao tháng 1/2020 cũng giảm 15USD/tấn , tương đương 1,02%, về mức 1.459USD/tấn.

Giá cà phê arabica giao tháng 7/2018 trên sàn (ICE Futures US) 9h30 sáng nay 14/6/2019, giảm 1,70USD/tấn, tương đương 1,72%, về mức 9.73USD/tấn , giá giao tháng 9/2019 giảm 1,75USD/tấn, tương đương 1,72%, về mức 997 USD/tấn, giá giao tháng 12/2019 giảm 1,70USD/tấn, tương đương 1,62%, về mức 1.035USD/tấn, giá giao tháng 3/2010 giảm 1,60USD/tấn, tương đương 1,47%, về mức 1.072USD/tấn.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

07/19

1384

-16

-1.14

7927

1409

1382

1402

1400

32028

09/19

1414

-15

-1.05

10100

1439

1413

1429

1429

39766

11/19

1437

-15

-1.03

2795

1461

1436

1457

1452

19380

1/20

1459

-15

-1.02

425

1482

1459

1474

1474

9695

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

07/19

97.35

-1.70

-1.72

32305

99.70

97.30

99.10

99.05

57541

09/19

99.75

-1.75

-1.72

36827

102.10

99.65

101.50

101.50

100660

11/19

103.55

-1.70

-1.62

9236

105.85

103.45

105.25

105.25

58357

3/20

107.20

-1.60

-1.47

4230

109.40

107.10

108.60

108.80

34366

Xuất khẩu cà phê Brazil tăng hơn 110% trong tháng 5 dù giá thấp

Brazil đã xuất khẩu 3,19 triệu bao 60 kg cà phê xanh trong tháng 5/2019, tăng 114% so với cùng kì năm ngoái, do nguồn cung dồi dào trong nước cho phép khối lượng xuất khẩu hàng tháng tiếp tục tăng trưởng.

Brazil đã xuất khẩu 2,82 triệu bao cà phê arabica trong tháng 5/2019, tăng 95% so với cùng kì năm ngoái, trong khi xuất khẩu cà phê robusta đã tăng hơn 700% lên tới 376.257 bao.

Tuy nhiên, giá trung bình cho mỗi bao cà phê được xuất khẩu bởi nhà sản xuất lớn nhất thế giới hiện ở mức thấp nhất trong tháng 5 kể từ năm 2015 vì giá cà phê toàn cầu chạm mức thấp trong lịch sử, theo báo cáo hàng tháng được công bố bởi Hiệp hội xuất khẩu cà phê Cecafé.

Cecafé cho biết mức giá trung bình cho mỗi bao cà phê được xuất khẩu trong tháng 5/2019 là 118 USD, thấp hơn nhiều so với mức 152 USD vào tháng 5/2018 và thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 170 USD trong năm 2017.

Chủ tịch của Cecafé, ông Nelson Carvalhaes, cho biết xuất khẩu cà phê trong thời điểm này vẫn rất thuận lợi mặc dù giá thấp hơn; không chỉ tăng trưởng về số lượng xuất khẩu, cũng như sự gia tăng vị thế trong phân khúc chất lượng cao mà còn giúp Brazil củng cố thị phần toàn cầu của mình.

USDA: Xuất khẩu cà phê Ethiopia niên vụ 2019 - 2020 dự báo lên cao kỉ lục

Nhà sản xuất cà phê hàng đầu của châu Phi, Ethiopia, dự kiến ​​sẽ xuất khẩu 4 triệu bao cà phê 60 kg trong niên vụ 2019 - 2020, đưa sản lượng xuất khẩu cà phê của quốc gia này lên mức cao kỉ lục nhờ sản lượng và diện tích trồng cà phê tăng, theo Reuters.

Sản lượng cà phê Ethiopia dự kiến sẽ lên đến 7,35 triệu tấn trong niên vụ 2019 - 2020, tăng 1,4% so với niên vụ trước. Xuất khẩu chỉ chiếm hơn một nửa tổng sản lượng và dự báo sẽ tăng 0,5% trong niên vụ 2019 - 2020 lên mức 4 triệu bao.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết các nhà xuất khẩu Ethiopia đang phải đối mặt với nhiều qui định mới từ chính phủ trong đó có lệnh cấm đối với một số nhà xuất khẩu những tháng gần đây do vỡ nợ hợp đồng và tích trữ cà phê.

Tuy nguồn cung cà phê năm 2019 dồi dào hơn nhờ diện tích trồng tăng, lượng mưa lớn hơn và tỉ lệ sâu bệnh giảm, USDA dự báo năng suất thu hoạch chỉ đạt 0,82 tấn/ha, thấp hơn mục tiêu 1,1 tấn/ha của chính phủ Ethipoia.

Sản xuất cà phê tiếp tục gặp nhiều khó khăn hơn do nông dân chuyển sang các cây trồng khác.

Một trong những thách thức lớn mà ngành cà phê Ethiopia đang phải đối mặt là nhiều nhà sản xuất cà phê, chủ yếu đến từ miền đông nước này đang chặt bỏ cây cà phê và thay thế chúng bằng cây khác, USDA cho biết.

Trong khi đó, nhu cầu nội địa của người tiêu dùng cà phê hàng đầu châu Phi dự kiến vẫn duy trì mạnh mẽ. USDA ước tính mức tiêu thụ của người dân Ethiopia sẽ tăng 2,4% trong niên vụ 2019 - 2020 so với niên vụ 2018 - 2019.

Giá cà phê hôm nay 13/6/2019: Đồng loạt bật tăng, GiaLai tăng 1.500 đồng/kg - Giá cà phê hôm nay 13/6 đảo chiều tăng từ 300- 500 đồng/kg tại hầu hết các vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 14/6/2019: USD ổn định trước Hội nghị G20, yên Nhật tăng  – Đô la Mỹ ít thay đổi trước khi bước vào Hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 trong khi yên Nhật quay lại trở nên thu hút.