Giá cà phê hôm nay 23/6/2020: Phục hồi  tăng 200 đồng/kg trên diện rộng

(VOH) - Giá cà phê ngày 23/6 tăng trở lại 200 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê trong nước tăng theo giá thế giới.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 30.400 đồng/kg, tại Di Linh lên  ngưỡng 30.300 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 200 đồng/kg, khu vực Cư M'gar lên  mức 31.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  lên  ngưỡng 30.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 200 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch ở  mức 30.800 đồng/kg

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, lên ngưỡng  30.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  lại giảm 100 đồng/kg về  mức 30.800 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  tăng 100 đồng/kg lên ngưỡng  32.300đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.305 USD/tấn, FOB – HCM,  với mức chênh lệch cộng 80 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

30,400

+200

— Lâm Hà (Robusta)

30,400

+200

— Di Linh (Robusta)

30,300

+200

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

31.100

+200

— Buôn Hồ (Robusta)

30,900

+200

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

30,800

+200

_ Ia Grai (Robusta)

30,800

+200

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

30,800

+200

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

30.800

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

32,300

+100

Giá cà phê hôm nay 23/6/2020

Ảnh minh họa: internet

Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên.           

Theo Tổng cục Hải quan, ước tính xuất khẩu cà phê 15 ngày đầu tháng 6/2020 đạt 63.800 tấn, với 108,08 triệu USD. Ước xuất khẩu tháng 6/2020 đạt 127,600 nghìn tấn với 216,16 triệu USD, so với tháng 6/2019 giảm 10,42% về lượng và giảm 9,23% về trị giá.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, đạt 942.616 tấn với 1,482 tỷ USD, so với cùng kỳ 2019 tăng 2,56% về lượng nhưng giảm gần 0,6% về trị giá.

Đức, Ý và Mỹ tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 16% (133,7 triệu USD), 8,6% (72,2 triệu USD ) và 8,5% (70,7 triệu USD).

Giá cà phê thế giới tăng trên cả 2 sàn

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

1159

+14

+1.22

2852

1161

1138

1147

1145

15430

07/20

1159

+14

+1.22

2852

1161

1138

1147

1145

15430

09/20

1188

+13

+1.11

8250

1189

1167

1177

1175

67551

11/20

1225

+10

+0.82

904

1226

1207

1214

1215

12054
 

01/21

1225

+10

+0.82

904

1226

1207

1214

1215

12054
 

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

07/20

95.95

+2.20

+2.35

266

96.1

94

94.05

93.75

1675

09/20

98

+2.10

+2.19

12070

98.4

95.3

96

95.9

110123

12/20

100.2

+2.05

+2.09

5023

100.55

97.55

98.2

98.15

63126

03/21

102.3

+2.05

+2.04

3030

102.6

99.75

100.3

100.25

34848
 

Mở cửa phiên giao dịcy ngày 23/6/2020, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 13 USD, lên 1.188 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 10 USD, lên 1.205 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 2,1 cent, lên 98 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 2,05 cent, lên 100,2 cent/lb, các mức tăng khá. Khối lượng giao dịch giảm xuống ở mức trung bình.

Đồng Reais tăng 0,94 %, lên ở mức 1 USD = 5,2680 Reais do phản ứng lạc quan chung của các đồng tiền mới nổi khi nhà đầu tư tăng cược vào sự phục hồi kinh tế Mỹ, với khả năng báo cáo các chỉ số kinh tế giảm và số lượng ngày càng tăng của các ca nhiễm conoravirus mới. Trong khi đó, tác động của việc Uỷ ban Chính sách Tiền tệ (Copom) cắt giảm lãi suất đồng Reais xuống còn ở mức 2,25%/năm bắt đầu phát huy tác dụng, đã hỗ trợ người Brasil bán cà phê vụ mới chậm lại.

Theo báo cáo của Safras & Mercado, nông dân Brasil đang đẩy tiến độ thu hoạch tăng nhanh hơn các tuần trước nhờ thời tiết thuận lợi, nhưng đến nay chỉ mới đạt khoảng 34% sản lượng vụ mùa so với mức trung bình 38% trong vòng 5 năm qua. Theo Hợp tác xã trồng cà phê Cooxupé ở Guaxupe, miền nam Minas Gerais, đây không phải là vấn đề đáng lo ngại do có các liên minh sản xuất cà phê giữa các hợp tác xã sản xuất đã hỗ trợ nhau trong việc thu hoạch

Theo các nhà quan sát, thương mại cà phê nói chung vẫn chậm chạp, việc giao tiếp xã hội còn hạn chế trước nguy cơ tái lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Khối lượng thương mại trên cả hai sàn vẫn còn thấp do vẫn còn nguyên áp lực bán hàng vụ mới từ nhà sản xuất hàng đầu.

Theo Công ty tư vấn Safras và Mercado đưa tin, Brazil đã tiêu thụ 34% sản lượng cà phê niên vụ 2020/21 đang thu hoạch, tăng 6% so với niên vụ 2019/20. Brazil tiếp tục đẩy mạnh bán hàng vụ mới do tỷ giá đồng Real đang ở mức có lợi cho người bán.

Ngoài ra, do lo ngại làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 2 tại Trung Quốc và Mỹ cũng gây áp lực lên thị trường cà phê toàn cầu.

Dự trữ cà phê tại Mỹ trong tháng 5/2020 tăng tháng thứ 2 liên tiếp do hầu hết các quán cà phê của nước này đang hoạt động trong tình trạng hạn chế hoặc vẫn bị đóng cửa hoàn toàn do phong tỏa.

Giá cà phê hôm nay 22/6/2020: “Lặng sóng” trên cả hai sàn ngay đầu tuần- Giá cà phê ngày 22/6 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới cũng ổn định.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/6/2020: USD giảm mạnh nhất 3 tuần– Đồng đô la Mỹ giảm, đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong ba tuần khi các nhà đầu tư vẫn đang lo ngại về làn sóng nhiễm COVID-19 lần thứ hai.