Giá cà phê hôm nay 25/1/2020: Cà phê trong nước vào mùa, nên giá chờ tín hiệu mới

(VOH) - Giá cà phê ngày 25/1 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới không đổi.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 30.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 30.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng ổn định, tại Cư M'gar dao động ở  mức 31.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ  giá cà phê  ở  ngưỡng 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai không đổi, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch quanh mức 31.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng ổn định, dao động ở ngưỡng 31.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng đi ngang , dao động ở  mức 31.100 đồng/kg        

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM không đổi, dao động ở ngưỡng  32.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc (Robusta)

30,900

0

— Lâm Hà (Robusta)

30,900

0

— Di Linh (Robusta)

30,800

0

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar (Robusta)

31.500

0

— Buôn Hồ (Robusta)

31.300

0

GIA LAI

 

 

— Pleiku (Robusta)

31,200

0

_ Ia Grai (Robusta)

31,200

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa (Robusta)

31,200

0

KON TUM

 

 

— Đắk Hà (Robusta)

31.100

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

32,700

0

Giá cà phê hôm nay 25/1/2021
Ảnh minh họa: internet

Sản lượng xuất khẩu cà phê bình quân đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong những năm qua đạt trên 3 tỷ USD.

Ngành cà phê Việt Nam cần phát triển sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu...để đạt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030.

Với sản lượng xuất khẩu bình quân đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong những năm qua đạt trên 3 tỷ USD, cùng với gạo, hạt điều, rau quả, cà phê là mặt hàng có vai trò quan trọng trong rổ các loại nông sản xuất khẩu chủ lực.

Năm kỷ lục của xuất khẩu cà phê là 2018, khi nước ta xuất bán 1,88 triệu tấn, trị giá đạt 3,54 tỷ USD, tăng 19,9% về lượng và 1,1% về trị giá so với 2017. Tuy nhiên, từ 2019, xuất khẩu mặt hàng này đã giảm khá mạnh khi sản lượng 1,65 triệu tấn, kim ngạch đạt

khoảng 2,86 tỷ USD. So với năm 2018 khối lượng xuất khẩu giảm 11,9% và trị giá xuất khẩu giảm 19,3%.

"Năm 2019 là một năm biến động với thị trường cà phê khi chứng kiến giá cà phê giảm mạnh. Giá xuất khẩu bình quân của cà phê trong năm đạt 1.727 USD/tấn, giảm 8,4% so với năm trước, tương đương mức giảm khoảng 157 USD/tấn", Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phân tích.

2020 tiếp đà giảm của 2019 bởi tác động của dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, khi nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm sút. Số liệu thống kê cho thấy, sản lượng xuất khẩu đạt 1,485 triệu tấn, trị giá 2,605 tỷ USD.

Hiện, cà phê Việt Nam đã có mặt tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ và Anh và các thị trường mới nổi như: Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Thailand…Trong đó, 2 thị trường nhập nhiều cà phê Việt Nam nhất là Đức và Hoa Kỳ.

Giá cà phê thế giới ổn định

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/21

1310

0

0

8107

1328

1307

1323

1323

44279

05/21

1322

0

0

6369

1341

1319

1337

1335

27635

07/21

1338

0

0

3348

1357

1338

1351

1350

17736

09/21

1357

0

0

546

1373

1357

1369

1368

8370

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/20

124.05

0

0

18266

126.3

122.85

125.7

124.05

96196

05/20

126.2

0

0

8491

128.25

125

128

126.2

53515

07/21

128.1

0

0

3738

130.05

127

129.9

128.1

36525

09/21

129.9

0

0

2025

131.85

128.75

131.7

129.9

36597

Giá cà phê thế giới tuần qua, thị trường London có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm tất cả 43 USD, tức giảm 3,18 %, xuống 1.310 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 41 USD, tức giảm 3,01 %, còn 1.322 USD/tấn, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Tương tự, thị trường New York có 3 phiên giảm và 1 phiên tăng. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm tất cả 4,1 cent, tức giảm 3,2 %, xuống 124,05 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 4,05 cent, tức giảm 3,13 %, còn 126,2 cent/lb, các mức giảm cũng khá mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây nguyên giảm 800 – 900 đồng, xuống dao động trong khung 31.200 – 31.600 đồng/kg.

Giá cà phê hai sàn đảo chiều giảm trở lại cho dù thị trường vẫn còn nguyên mối lo nguồn cung vụ sắp tới của Brasil sụt giảm, mà mới nhất là báo cáo của Công ty cung ứng và dự báo nông sản (Conab) của Bộ Nông nghiệp Brasil.

Tuy nhiên, thị trường đã không diễn tiến như mọi suy đoán khi giá cà phê tiếp tục suy yếu phiên cuối tuần do mối lo nền kinh tế toàn cầu vẫn suy thoái vì dịch bệnh leo thang, báo cáo cho thấy số người lây nhiễm covid-19 dường như không có điểm dừng sẽ khiến sự hồi phục kinh tế ở nhiều nước vẫn còn bị trì hoãn. Trong khi đo, báo cáo việc triển khai tiêm chủng chậm chạp và đã có một vài loại vắc xin không đạt hiệu quả như mong muốn, nhất là với các biến thể mới của coronavirus.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê (Cecafé) ở Brasil đã báo cáo xuất khẩu cà phê nhân trong tháng 12 đạt 3,91 triệu bao, tăng tới 41,77% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu cà phê Arabica tăng 46,32% lên 3,53 triệu bao và xuất khẩu cà phê Robusta tăng 10,06% lên 380.669 bao. Tính chung trong 6 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 (từ tháng đầu 7 đến hết tháng 12/2020), Brsil đã xuất khẩu tổng cộng 22,47 triệu bao, tăng 23,04% so với mức trung bình 5 năm cùng kỳ. Tuy nhiên, thị trường cũng bắt đầu thể hiện sự quan ngại khi dự kiến tồn kho mang sang vụ mới sẽ ở mức thấp do khối lượng xuất khẩu liên tục đạt mức kỷ lục trong mấy tháng gần đây, trong khi Brasil đang đối diện với một vụ mùa mới sắp tới có sản lượng cà phê cũng được dự kiến ở mức thấp kỷ lục.

Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ ​​thị trường cà phê Arabica ở New York cho thấy, tính đến thứ Ba ngày 12/01, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã giảm vị thế mua ròng bớt 26,67% xuống đăng ký mua ròng ở 16.014 lô, tương đương với 4.539.898 bao. Vị thế mua ròng này rất có thể đã được giảm hơn nữa sau giai đoạn thương mại hỗn hợp nhưng có phần tiêu cực hơn kể từ sau đó.

Báo cáo CFTC mới nhất từ ​​thị trường cà phê Robusta tại London cho thấy, tính đến cùng kỳ báo cáo, đầu cơ ngắn hạn của các Quỹ quản lý tiền đã chuyển đổi vị thế mua ròng sang đăng ký bán ròng ở 7.173 lô,tương đương với 1.195.500 bao. Vị thế bán ròng này rất có thể đã được tăng mạnh sau giai đoạn thương mại chủ yếu là tiêu cực kể từ sau đó.

Tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Hai ngày 18/01, đã giảm 100 tấn, tức giảm 0,07 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở 141.870 tấn (tương đương 2.364.500 bao, bao 60 kg).

Những người trồng cà phê tại Kodagu (một huyện nằm ở phía Tây Nam bang Karnataka, Ấn Độ) đang tìm kiếm sự hỗ trợ tối thiểu về giá trước tình hình ảm đạm như hiện nay.

Quá trình trồng trọt và sản xuất cà phê của họ đang gặp nhiều khó khăn do giá cà phê vẫn trì trệ trong hơn 20 năm qua, theo The Hindu.

Một bao cà phê robusta loại 50kg bán ra từng thu được 3.000 rupee vào giữa và cuối những năm 90. Cho đến nay, sau hơn hai thập kỷ, mức giá này hầu như vẫn được giữ nguyên.