Giá cà phê hôm nay 6/7/2020: Thị trường giao dịch chậm, giá đứng yên trên cả 2 sàn

 (VOH) - Giá cà phê ngày 6/7 ổn định tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới đi ngang.

Tuần qua, giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây nguyên tăng 800 – 900 đồng, dao động trong khung 30.800 – 31.200 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng ổn định, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở  mức 31.000 đồng/kg, tại Di Linh ở  ngưỡng 30.900 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk đi ngang, khu vực Cư M'gar ở  mức 31.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg , tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 31.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai không đổi, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch ở mức 31.400 đồng/kg

Giá cà phê tại Đắk Nông  cũng không đổi, dao động ở ngưỡng  31.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  đi ngang ở mức 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  ổn định ở ngưỡng  33.200đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

31,000

0

— Lâm Hà (Robusta)

31,000

0

— Di Linh (Robusta)

30,900

0

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

31.900

+100

— Buôn Hồ (Robusta)

31,700

0

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

31,400

0

_ Ia Grai (Robusta)

31,400

­0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

31,400

0

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

31.400

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

33,200

0

Giá cà phê hôm nay 6/7/2020

Ảnh minh họa: internet

Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên.          

Theo Tổng cục Hải quan, ước tính xuất khẩu cà phê 15 ngày đầu tháng 6/2020 đạt 63.800 tấn, với 108,08 triệu USD. Ước xuất khẩu tháng 6/2020 đạt 127,600 nghìn tấn với 216,16 triệu USD, so với tháng 6/2019 giảm 10,42% về lượng và giảm 9,23% về trị giá.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, đạt 942.616 tấn với 1,482 tỷ USD, so với cùng kỳ 2019 tăng 2,56% về lượng nhưng giảm gần 0,6% về trị giá.

Đức, Ý và Mỹ tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 16% (133,7 triệu USD), 8,6% (72,2 triệu USD ) và 8,5% (70,7 triệu USD).

Giá cà phê thế giới đi ngang

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

09/20

1199

0

0

2689

1202

1191

1202

1202

70225

11/20

1217

0

0

763

1220

1208

1220

1220

33940

01/21

1234

0

0

308

1236

1226

1234

1238

11691

03/21

1253

0

0

101

1255

1245

1255

1256

1253

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

09/20

103.2

0

0

15023

104.65

102.5

104

103.2

105681

12/20

103.2

0

0

15023

104.65

102.5

104

103.2

105681

03/21

107.95

0

0

2318

109.2

107.1

108.5

107.95

40426

05/21

109.05

0

0

1634

110

108.2

109.7

109.05
 

109.05

Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 3 phiên tăng đầu tuần và 2 phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 46 USD, tức tăng 3,99 %, lên 1.199 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng tất cả 45 USD, tức tăng 3,84 %, lên 1.217 USD/tấn, các mức tăng khá. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Trái lại, thị trường New York có 3 phiên tăng và 1 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 6,55 cent, tức tăng 6,78 %, lên 103,2 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng tất cả 6,95 cent, tức tăng 6,78 %, lên 105,9 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), chỉ số giá tổng hợp ICO trong tháng 6 lần đầu tiên giảm xuống mức 100 UScent/pound. Đồng thời, chỉ số giá của nhóm cà phê arabica cũng có xu hướng giảm bởi nhu cầu thấp và vụ thu hoạch kỉ lục của Brazil.

Chỉ số giá tổng hợp ICO trong tháng 6 trung bình đạt 99,05 UScent/pound, thấp hơn 5,2% so với tháng 5. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 10/2019 chỉ số này giảm xuống dưới mức 100 UScent/pound và đánh đấu tháng thứ ba giảm liên tiếp.

Chỉ số giá tổng hợp ở mức dưới 100 UScent/pound trong hơn nửa tháng, dao động trong khoảng từ 96,79 UScent/pound vào ngày 25/6 đến 101,27 UScent/pound vào ngày 8/6.

Mặc dù xuất khẩu trong nửa đầu năm khá mạnh, nhu cầu có xu hướng tiếp tục giảm vì Quĩ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tháng 6 và dự kiến vụ thu hoạch kỉ lục ở Brazil có thể gây áp lực lên giá.

Chỉ số giá của nhóm cà phê arabica có xu hướng giảm, ngược lại chỉ số giá của nhóm robusta trung bình đạt 64,62 UScent/pound, cao hơn 0,1% so với tháng 5.

Giá cà phê arabica của Brazil giảm 9% xuống còn 92,56 UScent/pound khi vụ thu hoạch đang được tiến hành thuận lợi với tác động từ dịch COVID-19 không đáng kể. Ngoài ra, các lô hàng từ nhà xuất khẩu lớn thứ hai của Brazil, Ethiopia, vẫn gia tăng trong 5 tháng qua, báo hiệu nguồn cung dồi dào.

Trong khi đó, tại Colombia giá giảm 5% xuống còn 147,16 UScent/pound và tại các quốc gia khác giảm 5,6% xuống 141,52 UScent/pound. Do đó, sự chênh lệch giữa giá tại Colombia và các nước khác tăng 10,2% lên 5,64 UScent/pound.

Trong tháng 6, giá cà phê arabica giao sau trên Sàn New York giảm 7,5% xuống mức trung bình 99,5 UScent/pound trong khi giá robusta tại Sàn London tăng 0,2% lên 54,77 UScent/pound. Do đó, mức chênh lệch giữa hai loại cà phê giảm xuống còn 44,73 UScent/pound, thấp hơn 15,4% so với tháng 5.

Dự trữ cà phê arabica ghi nhận giảm 5,6% xuống 1,9 triệu bao, đánh dấu tháng thứ năm giảm liên tiếp. Dự trữ robusta giảm tháng thứ tư liên tiếp xuống còn 2,02 triệu bao, thấp hơn 7,3% so với tháng 5.

Độ biến động của chỉ số giá tổng hợp ICO giảm 1,6 điểm phần trăm xuống 6,1% trong tháng qua.

Đối với nhóm cà phê arabica, chỉ số giá của Brazil giảm 1,6 điểm phần trăm xuống 8,7%, của Colombia giảm 2 điểm phần trăm xuống 5,6% và của các quốc gia khác giảm 2,8 điểm phần trăm xuống 5,8%.

Độ biến động của chỉ số giá nhóm cà phê robusta giảm 0,2 điểm phần trăm xuống 6,6%% so tháng 5.

Giá cà phê hôm nay 4/7/2020: “Lặng sóng” phiên cuối tuần do giá thế giới giảm- Giá cà phê ngày 4/7 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới quay đầu giảm.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 6/7/2020: USD giảm giá nhẹ– USD giao dịch ở mức thấp khi các nhà đầu tư quan tâm tới các thị trường hấp dẫn hơn.