Giá cao su hôm nay 24/11/2020: Giá tại Osaka tăng, tại Thượng Hải giảm 

(VOH) – Giá cao su ngày 24/11 tăng, sau khi một loại vắc-xin ngừa Covid-19 có hiệu quả lên đến 90%, làm gia tăng lạc quan cho các nhà đầu tư rằng đại dịch sẽ bị đẩy lùi.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 24/11/2020, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 4/2021, tăng 4,8 JPY ghi nhận ở mức 231,6 JPY/kg, tương đương 2,1%.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 24/11/2020: Giá tại Osaka tăng, giá tại Thượng Hải giảm ảnh 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 0,7% CNY xuống 14.395 CNY/tấn.

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng giữa bối cảnh lo ngại nguồn cung khan hiếm. Trước đó, các nhà đầu tư đã mua vào đồng loạt, động thái này giúp đẩy đà tăng trên sàn Osaka.

Ngược lại, giá cao su sàn Thượng Hải quay đầu giảm, tuy nhiên mức chênh lệch không cao.

Thông tin sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10 cũng tăng mạnh hơn dự đoán. Capital Economics cho biết, nhu cầu cao su tại nước này ở mức cao trong khi nguồn cung tại Đông Nam Á đang hạn hẹp.

Doanh số bán ô tô của Trung Quốc - thị trường ô tô và tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới tăng mạnh cũng hỗ trợ giá, lượng mua tăng 12,5% so với một năm trước trong tháng 10.

Hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh, cho biết phân tích sơ bộ về thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc-xin của họ có hiệu quả trung bình 70% trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và hiệu quả có thể lên tới 90% mà không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, mang đến cho thế giới một giải pháp mới có thể rẻ hơn, dễ phân phối và mở rộng quy mô nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh.

Thông tin mới nhất từ Reuters, sản lượng cao su Thái Lan năm nay sẽ không giảm nhiều như thị trường dự đoán, gây ra tình trạng bán tháo, đặc biệt là các hợp đồng ngắn hạn.

Giá cao su hôm nay 24/11/2020: Giá tại Osaka tăng, giá tại Thượng Hải giảm ảnh 2

Nghiên cứu phản ánh về quy hoạch diện tích trồng cao su

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phản ánh của báo Viettimes về quy hoạch diện tích trồng cao su.

Trước đó, ngày 10/11/2020, báo Viettimes phản ánh: GS. Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra Quy hoạch rừng đánh giá, tuy cao su là loài cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng do tình trạng trồng ồ ạt, tràn lan khiến nhiều cánh rừng cao su không còn đủ điều kiện phù hợp để phát triển. Cần nghiêm túc đánh giá để quy hoạch lại diện tích cao su tại Việt Nam.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu.

Ảnh minh họa - Internet 

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng cả lượng và giá trị

9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 859.920 tấn cao su, trị giá 1,07 tỉ USD, tăng 18,4% về lượng và tăng 10,6% về trị giá.

Báo cáo thị trưởng nông, lâm, thủy sản sổ ra mới nhất của Bộ Công Thương dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, cho biết 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 859.920 tấn cao su, trị giá 1,07 tỉ USD, tăng 18,4% về lượng và tăng 10,6% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.254 USD/tấn, giảm 6,6% so với cùng kì năm 2019. 

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm 85,1% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020, với 731.640 tấn, trị giá 936,78 triệu USD, tăng 34,3% về lượng và tăng 26,5% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.280 USD/tấn, giảm 5,8% so với cùng kì năm 2019. 

Trong 9 tháng đầu năm 2020, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng khả quan so với cùng kì năm 2019 như: Latex tăng hơn 55% về lượng và tăng 46% về trị giá; cao su tái sinh tăng 85% về lượng và tăng 148,7% về trị giá; SVR 20 tăng 76,7% về lượng và tăng 66,4% về trị giá.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020 chiếm 14,3%, tăng so với mức 13% của 9 tháng đầu năm 2019.