Giá thép xây dựng hôm nay 11/9/2020: Thép và quặng sắt của Trung Quốc lao dốc do lo lắng về nhu cầu

(VOH) - Giá thép và quặng sắt ngày 11/9 lao dốc do lo lắng về nhu cầu tiêu thụ thép vẫn không thay đổi, tổng tồn kho đảo chiều giảm xuống 23 triệu tấn.

Giá thép thế giới giảm 

Giá thép hôm nay giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 18 đồng nhân dân tệ xuống 3.642 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00, ngày 11/9, giờ Việt Nam.

Giá thép xây dựng hôm nay 11/9/2020Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Thép thanh giao tháng 1/2021 giảm 2,2% xuống 3.658 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng đã giảm 2,9% xuống 3.752 CNY/tấn.

Giá nguyên liệu thô sản xuất thép cũng giảm. Hợp đồng quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 3,4% xuống 825 CNY/tấn.

Giá tại xưởng sản xuất của Trung Quốc giảm tháng thứ 7 liên tiếp trong tháng 8, nhưng với tốc độ giảm chậm nhất kể từ tháng 3, cho thấy lĩnh vực công nghiệp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tiếp tục phục hồi từ suy giảm mạnh bởi virus corona.

Các thương nhân Trung Quốc cho biết, kho dự trữ 5 sản phẩm thép chính nhìn chung vẫn ổn định từ ngày 4/9 đến 10/9, chỉ điều chỉnh giảm 3.400 tấn trong tuần do sản lượng thấp hơn. Song nhu cầu thực tế vẫn không thay đổi.

Theo khảo sát mới nhất của Mysteel công bố vào ngày 10/9, tổng tồn kho của 5 mặt hàng thép tại các doanh nghiệp ở 132 thành phố của Trung Quốc đã đảo chiều giảm sau khi tăng trong ba tuần liên tiếp, đạt khoảng 23 triệu tấn.

Tại Iran, Hãng thông tấn Cộng hoà Hồi giáo (IRNA) thống kê được rằng, sản xuất phôi thép trong suốt 5 tháng đầu năm theo lịch Iran (từ 20/3 đến 21/8) đã tăng 7% so với cùng kì năm ngoái.

Theo đó, ước tính có hơn 9,238 triệu tấn phôi thép đã được sản xuất trong suốt 5 tháng qua. Trong tháng 8, sản lượng phôi thép đạt 1,756 triệu tấn, tăng 2% so với cùng tháng năm ngoái, MENAFN đưa tin.

Ông Darioush Esmaili, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Mỏ và Thương mại đã tuyên bố rằng, sản xuất phôi thép ở Iran dự kiến sẽ vượt mức 30 triệu tấn trong năm dương lịch hiện tại của Iran (kết thúc vào ngày 20/3/2021).

Theo báo cáo từ Ngân hàng UBS, các nhà sản xuất thép trên thế giới hiện đang khởi động lại khoảng 22 lò cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thép ngày càng tăng, đảm bảo giá sắt thép và củng cố công việc kinh doanh.

UBS cũng cho biết thêm, trên thế giới có tổng cộng 72 lò cao với công suất 132 triệu tấn thép thô đã được vận hành không tải hoặc tạm dừng vào năm 2020 do các yếu tố liên quan đến đại dịch COVID-19.

Các lò cao khởi động lại chiếm khoảng 34% tổng công suất trong số các lò cao đó. Số còn lại có thể sẽ khởi động lại vào cuối năm nay khi tình hình dịch bệnh trở nên ổn định, theo S&P Global Platts.

Một số nhà phân tích nhận định rằng, nếu không sớm mở lại thì các lò cao sẽ nguội đi và có thể bị tắc nghẽn dẫn đến không thể hoạt động được. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất thép đang tích cực khởi động lại các lò cao sớm nhất có thể.

Nhu cầu thép có thể tăng 3-5% năm 2021

Báo cáo mới nhất công bố hồi cuối tháng 8/2020 của SSI Research dự tính nhu cầu thép trong nửa cuối năm sẽ phục hồi và tăng 4-5% so với cùng kỳ do chính sách giãn cách xã hội được nới lỏng và gia tăng đầu tư công (ước tính chiếm khoảng 15% sản lượng tiêu thụ thép).

Theo thống kê, sản lượng tiêu thụ phục hồi tích cực trong quý II/2020, do nhu cầu từ mảng dân dụng gia tăng. So với mức giảm 14% so với cùng kỳ trong quý I/2020, mức giảm 1% so với cùng kỳ trong quý II/2020 có thể được coi là một dấu hiệu phục hồi.

Thậm chí, nhu cầu thép trong nước trong quý II/2020 còn tăng lên 1% so với cùng kỳ, trong khi quý I/2020 giảm 13%. SSI Research cho rằng điều này là do nhu cầu dồn nén từ quý I cũng như sức tiêu thụ thu ổn định trong kênh xây dựng dân dụng.

Tính chung 6 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ đối với sản phẩm thép thành phẩm giảm 7% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng tiêu thụ nội địa giảm 6%. Sản lượng xuất khẩu giảm mạnh hơn ở mức 13% so với cùng kỳ do chính sách giãn cách xã hội tại một số thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, SSI Research cho biết, Việt Nam được hưởng lợi từ nhu cầu thép tiếp tục tăng mạnh ở Trung Quốc. Theo Hiệp hội quặng sắt và thép Trung Quốc, mức tiêu thụ thép của Trung Quốc ước tính tăng 40 triệu tấn, tương đương tăng khoảng 8% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2020, và tăng 2% cho cả năm 2020.

Trong năm 2021, SSI Research ước tính nhu cầu sẽ tăng khoảng khoảng 3-5% từ mức cơ sở thấp trong năm 2020, nhờ kỳ vọng kinh tế vĩ mô chung phục hồi, cùng với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Trước đó hồi tháng 6/2020, Hiệp hội thép thế giới đã dự báo, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến phục hồi 4% trong năm 2021, điều này sẽ hỗ trợ cho kênh xuất khẩu của các công ty sản xuất của Việt Nam.

Cụ thể, Worldsteel dự báo sản lượng thép thô toàn cầu năm 2020 sẽ ở mức 1,65 tỷ tấn, sau đó tăng 3,8% lên 1,71 tỷ tấn vào năm 2021.

Giá thép xây dựng hôm nay 10/9/2020: Thép và quặng sắt của Trung Quốc lao dốc do lo lắng về nhu cầu - Giá thép ngày 10/9 giảm, nguồn cung thép cũng đã dần theo kịp nhu cầu khiến cho kho dự trữ thép của Trung Quốc ngày càng giảm sút.
Giá tiêu hôm nay 11/9/2020: Giá thế giới bật tăng - Giá tiêu trong nước ngày 11/09 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Trong khi giá tiêu thế giới hồi phục tăng.