Giá thép xây dựng hôm nay 14/1/2019: Tiếp đà tăng nhờ thông tin từ đàm phán thương mại

(VOH) - Tiếp đà tăng cuối tuần trước, giá thép thanh giao tháng 5 tăng 45 nhân dân tệ/tấn lên 3.563 nhân dân tệ/kg.

Hiện, giá thép thanh giao tháng 5 tăng 45 nhân dân tệ/tấn lên 3.563 nhân dân tệ/kg.

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu 11/1, giá hợp đồng than cốc giao sau tăng 2,2% lên 1.982 nhân dân tệ/tấn (tương đương 292,94 USD/tấn), còn giá than luyện cốc giao sau tăng 3,5% lên 1.233 nhân dân tệ/tấn (tương đương 182,24 USD/tấn).Trên sàn giao dịch Đại Liên, hợp đồng quặng sắt giao sau tăng 0,2% lên 509 nhân dân tệ/tấn (tương đương 75,23 USD/tấn).

Ảnh minh họa: internet

Tại Ấn Độ, Bộ thép của quốc gia này đang gây áp lực lên các nhà sản xuất xe hơi để họ sử dụng thép sản xuất trong nước bằng cách từ chối nới lỏng những quy định nhập khẩu khó khăn, bất chấp lời cảnh báo những quy định mới có thể gây gián đoạn hoạt động sản xuất xe hơi, nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ và trong ngành cho biết.

Hồi tháng 8/2018, Bộ Thép Ấn Độ công bố các quy định nhập khẩu nghiêm ngặt cho một số sản phẩm thép chất lượng cao được lấy nguồn từ những nhà sản xuất xe hơi ở những quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng chưa sản xuất ở Ấn Độ.

Ngành xe hơi Ấn độ - gồm những công ty như Maruti Suzuki, Hyundai Motor Co, Honda Motor Co và Ford Motor Co – đang bắt đầu cân nhắc tạm ngừng sản xuất nếu các quy định mới về nhập khẩu thép không được nới lỏng, Bộ trưởng liên bang lên tiếng cảnh báo trong một lá thư.

“Việc vận chuyển hàng hóa của ngành linh kiện xe hơi đã bắt đầu bị tác động, qua đó gây rủi ro về việc tạm ngừng sản xuất của cả ngành xe hơi trong thời gian gần”, ông Anant Geete, Bộ trưởng các ngành công nghiệp nặng, cho biết trong lá thư công bố ngày 4/1/2019 tới Bộ trường thép, Chaudhary Birender Singh.

“Ngoài ra, cũng có rủi ro là nếu việc nhập khẩu thép (nguyên vật liệu thô) bị hạn chế thì ngành thép có thể nhập khẩu những linh kiện, qua đó ảnh hưởng tới sáng kiến ‘Sản xuất ở Ấn Độ’ của Chính phủ”, Geete nhận định.

Ngành thép trong nước năm 2019 méo mặt với dư cung

Sau một năm 2018 nhiều khó khăn, thách thức, ngành thép trong nước tiếp tục đối mặt với bài toán dư cung trong năm 2019.

Ðánh giá của Tổng công ty Thép Việt Nam tại Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2018 cho thấy, mặc dù nhu cầu thép trên thị trường thế giới năm qua duy trì đà tăng trưởng tốt, nhưng nguồn cung thép tăng mạnh so với cầu là yếu tố chính khiến ngành thép gặp nhiều khó khăn.

Tại thị trường trong nước, dù có sự tăng trưởng khá về sản lượng, nhưng hiệu quả sản xuất của nhiều nhà máy vẫn ở mức thấp. Nhiều doanh nghiệp thép, đặc biệt là các nhà máy cán thép thuần túy gặp khó khăn do chi phí phôi thép đầu vào tăng cao, trong khi giá thép thành phẩm không tăng tương ứng; đồng thời, tình trạng cung vượt cầu vẫn tiếp diễn dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất nhằm duy trì thị phần.

Ông Nguyễn Ngọc Diệp, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam (VNSteel) cho biết, diễn biến giá và tình hình cạnh tranh trên thị trường thép thế giới và nội địa gần đây rất phức tạp. Giá thép dao động nhẹ trong nửa đầu năm 2018 và có xu hướng giảm mạnh về cuối năm 2018, kéo sang đầu năm 2019.

Bên cạnh đó, theo các doanh nghiệp, một yếu tố tác động mạnh tới thị trường thép trong nước là chính sách tăng thuế nhập khẩu của Mỹ và các nước châu Âu đã khiến xuất khẩu thép của các doanh nghiệp rơi vào tình trạng ngưng trệ.

Ngoài ra, gần đây, các chính sách nhập khẩu phế liệu của nhà nước thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất phôi thép đẩy mạnh việc mua nguyên liệu nội địa bù đắp thiếu hụt khiến thị trường đảo chiều cũng là những yếu tố làm cho thị trường khó khăn.

Ngành thép trong nước năm 2019 cạnh tranh khốc liệt

 Giá cả nguyên vật liệu đầu vào khó dự đoán; chính sách bảo hộ của nhiều nước còn diễn biến phức tạp, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết; tình trạng cung vượt cầu… là những yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp (DN) thép Việt Nam lo ngại về hoạt động kinh doanh năm 2019. Dù khó khăn, song Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, ngành thép vẫn có cơ hội tăng trưởng ở mức 10%.

Đại diện các DN nhận định thị trường tôn thép mạ  năm 2019 sẽ rất khó khăn, các DN cạnh tranh khốc liệt do cung vượt cầu khoảng 3 lần, cung là 5 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ 2 triệu tấn/năm.

Trước các dự báo không mấy lạc quan trong tương lai gần, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khuyến nghị, các DN ngành thép cần phân tích, nắm bắt thị trường để cân đối sản xuất, kinh doanh. “Các DN cần chú ý vấn đề cung - cầu của thị trường. Thà làm ít nhưng hiệu quả hơn làm nhiều mà tồn kho”, ông Hải nói. Cùng với đó, DN thép cần đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới đầu tư cũng như quản trị nâng cao năng suất lao động.

Giá thép xây dựng hôm nay 12/1/2019: Đảo chiều tăng  -Tại thời điểm 8h00, ngày 12/1, giờ Việt Nam, giá thép thanh giao tháng 5/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kì hạn Thượng Hải tăng 0,34% lên 3.530 nhân dân tệ/tấn.
Giá xăng dầu hôm nay 14/1/2019:Tiếp đà tăng của tuần trước do những tín hiệu lạc quan của thị trường - Sau khi tăng trung bình gần 7% vào tuần trước, giá xăng dầu tiếp tục phục hồi vào đầu tuần này trong bối cảnh thị trường chú ý đến dữ liệu cung - cầu.