Giá thép xây dựng hôm nay 20/7/2019: Giá thép thanh tiếp tục đi xuống phiên thứ ba liên tiếp

(VOH)-Giá thép hôm nay ghi nhận phiên giảm phiên thứ ba liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu vật liệu xây dựng của quốc gia sản xuất và tiêu dùng thép hàng đầu thế giới chậm lại.

Giá thép xây dựng hôm nay giảm

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn gialo dịch Thượng Hải giảm 30 nhân dân tệ xuống 3.940 nhân dân tệ/tấn vào lúc 11h00, ngày 20/7, giờ Việt Nam.

Giá thép thanh của Trung Quốc giảm vào thứ Sáu 19/7, ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu vật liệu xây dựng của quốc gia sản xuất và tiêu dùng thép hàng đầu thế giới chậm lại, mặc dù ghi nhận mức tăng hàng tuần đầu tiên trong tháng, theo Hellenic Shipping News.

Giá quặng sắt tăng nhưng khối lượng giao dịch nhỏ sau khi Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) tăng phí giao dịch cho tất cả hợp đồng quặng sắt giao sau, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 18/7.

Hợp đồng thép thanh được giao dịch mạnh nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 0,3% xuống 4.001 nhân dân tệ/tấn (tương đương 582,08 USD/tấn). Con số này đã tăng 0,2% so với tuần trước.

Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,2% lên 3.904 nhân dân tệ/tấn và ghi nhận mức tăng 1,3% trong tuần này, quay đầu tăng trở lại sau hai tuần giảm liên tiếp.

Theo các nhà môi giới hàng hóa Marex Spectron, các điều kiện kinh tế vĩ mô ngắn hạn nói chung ở Trung Quốc vẫn phản ánh xu hướng giảm giá.

Nhu cầu thép thanh ở Trung Quốc thường chậm lại trong mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 khi nhiệt độ cao và lượng mưa liên tục cản trở các hoạt động xây dựng.

Hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 trên Sàn giao dịch Đại Liên tăng 2,4% lên 916 nhân dân tệ/tấn vào cuối phiên giao dịch, ghi nhận mức tăng trong tuần thứ sáu liên tiếp.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% giao cho Trung Quốc giảm 1,2% xuống còn 121,5 USD/tấn vào ngày 18/7 nhưng vẫn xấp xỉ mức cao kỉ lục 5 năm 126,5 USD/tấn vào ngày 3/7, dữ liệu của SteelHome cho thấy.

"Các dấu hiệu hiện tại cho thấy thị trường quặng sắt đã ổn định trở lại", chuyên gia Clyde Russell của Reuters cho biết.

Chỉ số Baltic, theo dõi giá cước cho các tàu chở hàng khô, vào ngày 18/7 tăng phiên thứ 8 liên tiếp chủ yếu do nhu cầu mạnh mẽ đối với các tàu vận chuyển quặng sắt từ Brazil vào Trung Quốc.

Giá than mỡ tăng 0,4% lên 1.418 nhân dân tệ/tấn trong khi giá than cốc giảm 0,5% xuống còn 2.187 nhân dân tệ/tấn.

Nửa năm, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp sắt thép lớn nhất vào Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 3,04 triệu tấn, trị giá đạt 1,92 tỷ USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thị trường thép trong 6 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực. Nguyên nhân là do kinh tế trong nước tiếp tục duy trì ổn định, nhiều dự án hạ tầng, xây dựng, bất động sản được triển khai, đặc biệt việc giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ chú trọng, triển khai ngay từ những tháng đầu năm tạo tiền đề tốt cho tăng trưởng của ngành.

Cụ thể, sản lượng sản xuất sắt thép thô, thép cán, thép thanh và thép góc tăng lần lượt là 66,2%, 10,8% và 3,6% so với cùng kỳ năm trước.

Về giá bán, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giá thép quý 2/2019 tăng khoảng 100.000 - 200.000 đồng/tấn, tương đương tăng 1 - 2% so với quý 1/2019. Nguyên nhân giá thép tăng do giá điện tăng, bởi trong sản xuất thép, giá điện thường chiếm 8 - 9%. Ngoài ra, giá quặng sắt giữ ở mức cao và giá xăng, gas tăng cũng là nguyên nhân buộc các doanh nghiệp thép tăng giá.

Giá thép bán lẻ phổ biến so với quý 1/2019 tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động ở mức 13.300 - 15.500 đồng/kg, tăng trung bình 2%; tại các tỉnh miền Nam dao động ở mức 13.300 - 16.200 đồng/kg, tăng trung bình 1%.

Giá bán trung bình của một số loại thành phẩm thép như sau thép cuộn loại 6mm, 8mm và 10mmm là 14,5 - 14,84 triệu đồng/tấn; thép cây là 14,5 - 15 triệu đồng/tấn.

Về tình hình xuất nhập khẩu sắt thép trong nửa đầu năm, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,44 triệu tấn, trị giá 2,24 tỷ USD, tăng 20,8% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tính đến hết tháng 6/2019 sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Campuchia là 883 nghìn tấn, tăng 48,3%; Indonesia 367 nghìn tấn, tăng 7,9%; Malaysia 374 nghìn tấn, tăng 10,8%; Hoa Kỳ 285 nghìn tấn, giảm 35,9%... so với cùng kỳ năm trước.

Lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 7,15 triệu tấn, trị giá 4,82 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng nhưng giảm 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 2 quý đầu năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 3,04 triệu tấn, trị giá đạt 1,92 tỷ USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ 2 là Nhật Bản với 999 nghìn tấn, trị giá 684 triệu USD, giảm 10,5% về lượng và giảm 12,4% về trị giá; đứng thứ ba là Hàn Quốc với 825 nghìn tấn, trị giá đạt 674 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 7,1% về trị giá…

Giá thép xây dựng hôm nay 19/7/2019: Giá thép giảm, giá quặng sắt kết thúc chuỗi tăng kéo dài  - Giá thép, quặng sắt hôm nay giảm vì các thành phần tham gia thị trường đánh giá lại triển vọng nguồn cung trong bối cảnh xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép từ Australia và Brazil gia ...
Giá cao su hôm nay 20/7/2019: Giá tại Tokyo quay đầu giảm  - Giá cao su tại Tokyo hôm nay quay đầu giảm sau nhiều phiên đi lên do lo ngại nguồn cung tiếp tục được thắt chặt hơn.