Giá thép xây dựng hôm nay 3/8/2020: Giá thép tăng mạnh dù khối lượng thép dự trữ tại các cảng ở Trung Quốc tăng cao

(VOH) - Giá thép hôm nay ghi nhận mức tăng mạnh dù nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa từ sắt thép đã giảm bớt trong tháng 7 khiến cho khối lượng thép dự trữ tại các cảng ở Trung Quốc tăng cao.

Giá thép hôm nay giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng mạnh 69 đồng nhân dân tệ lên 3.827 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00, ngày 3/8, giờ Việt Nam.

Giá thép xây dựng hôm nay 3/8/2020

Ảnh minh họa: internet

Thép cây xây dựng ghi nhận mức tăng 0,3%, trong khi thép cuộn cán nóng và thép không gỉ tăng lần lượt 0,9% và 1,7% tương ứng.

Giá than luyện cốc cũng tăng 1%, còn than cốc điều chỉnh tăng 1,1% so với ghi nhận trước đó.

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Hợp đồng giao dịch quặng sắt trên Sàn Đại Liên chốt phiên ở mức 849,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 121,53 USD/tấn) vào ngày thứ Sáu (31/7), tăng 1,3% so với phiên giao dịch trước đó.

Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn Shfe)

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa từ sắt thép đã giảm bớt trong tháng 7 khiến cho khối lượng thép dự trữ tại các cảng ở Trung Quốc tăng cao. Giá giao ngay hiện đang ở mức trên 100 USD/tấn, cao nhất trong 12 tháng trở lại đây.

Theo các nhà phân tích tại Công ty Sinosteel Futures Co Ltd, hiện tại, các nhà máy thép hoạt động vẫn có lãi và sản lượng sẽ được duy trì trong thời gian tới, Reuters đưa tin.

Trên thế giới, sản lượng thép không gỉ được dự đoán sẽ đạt tổng cộng 47,2 triệu tấn trong năm nay. Con số này giảm gần 10% so với đà tăng 4 năm liên tiếp trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do đại dịch COVID-19 và tình trạng đóng cửa đất nước trên khắp thế giới để hạn chế sự lây lan của virus.

Tác động của đại dịch COVID-19 được phản ánh rõ nhất vào tháng 3 năm nay, khi sản lượng thép toàn thế giới đã giảm gần 6% chỉ trong quí đầu tiên.

Các hạn chế được áp dụng bởi chính quyền quốc gia và địa phương tại nhiều khu vực sản xuất thép không gỉ, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6. MEPS ước tính sản lượng sản xuất thép toàn cầu thấp hơn khoảng 20% so với thời điểm tháng 3/2019. Theo đó, giá sắt thép được dự đoán sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới.

Tại Mỹ, sản lượng thép ước tính đã giảm đáng kể trong quí II năm nay. Dự kiến, ngành thép sẽ phục hồi chậm và quá trình này có thể bị cản trở bởi tốc độ lây lan nhanh chóng của đại dịch COVID-19 tại quốc gia này.

Còn tại Trung Quốc, nơi virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được ghi nhận, ngành sản xuất thép đã sụt giảm nặng nề trong những tháng đầu năm nay. Dự kiến, sản lượng thép sẽ đạt gần mức trước đại dịch vào cuối năm 2020.

Ngành thép tại Hàn Quốc và Đài Loan dự kiến sẽ giảm chậm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9/2020. Trong khi sản xuất tại Nhật Bản ước tính đã giảm đáng kể trong quí II. Ngành sản xuất thép của cả 3 quốc gia dự kiến sẽ phục hồi vào cuối năm nay với tỉ lệ đầu ra đạt xấp xỉ năm ngoái (2019).

Nhập khẩu sắt thép 6 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam giảm cả lượng, kim ngạch và giá

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 6/2020 đạt 449.142 tấn, tương đương 110,16 triệu USD, giá trung bình 245,3 USD/tấn, tăng 20,3% về lượng, tăng 34,5% về kim ngạch và tăng 11,8% về giá so với tháng 5/2020; so với cùng tháng năm 2019 cũng tăng 6% về lượng nhưng giảm 14,3% về kim ngạch và giảm 19,1% về giá.

Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2020 nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt 2,61 triệu tấn, trị giá 663,81 triệu USD, giá trung bình 254,2 USD/tấn, tăng 8,6% về lượng, nhưng giảm 12,9% kim ngạch và giảm 19,9% về giá so với cùng kỳ năm 2019.

Nhập khẩu từ Nhật Bản - thị trường lớn nhất trong 6 tháng đạt 1,52 triệu tấn, tương đương 415,01 triệu USD, giá trung bình 273,6 USD/tấn, tăng mạnh 75,9% về lượng, tăng 39,5% về kim ngạch nhưng giảm 20,7% về giá so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 58,1% trong tổng lượng và chiếm 62,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Mỹ là thị trường lớn thứ 2 đạt 334.463 tấn, tương đương 84,99 triệu USD, giá 254,1 USD/tấn, chiếm gần 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, giảm 21,2% về lượng, giảm 40,4% về kim ngạch và giảm 24,4% về giá so với cùng kỳ năm trước.

Sau đó là thị trường Hồng Kông đạt 212.029 tấn, tương đương 55,2 triệu USD, giá 260,4 USD/tấn, tăng 16,8% về lượng nhưng giảm 9,7% về kim ngạch và giảm 22,7% về giá so với cùng kỳ năm 2019; chiếm trên 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Nhìn chung, nhập khẩu phế liệu sắt thép từ đa số các thị trường trong 6 tháng đầu năm nay sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019, trong đó giảm mạnh ở một số thi trường: New Zealand 2840 tấn, tương đương 0,74 triệu USD, giảm 91,2% về lượng, giảm 93,1% về kim ngạch; Philippines 24.700 tấn, tương đương 7,05 triệu USD, giảm 52% về lượng, giảm 59,7% về kim ngạch.

Tuy nhiên, nhập khẩu tăng mạnh ở các thị trường: Đài Loan 69.219 tấn, tương đương 5,6 triệu USD, tăng 59,4% về lượng, tăng 91,2% về kim ngạch; Bangladesh 31.704 tấn, tương đương 1,88 triệu USD, tăng 2,2% về lượng nhưng tăng mạnh 87,8% về kim ngạch.

Giá thép xây dựng hôm nay 31/7/2020: Quay đầu giảm sau 3 phiên tăng – Giá thép ngày 31/7 quay đầu giảm nhẹ sau 3 phiên tăng liên tiếp trước đó. Trung Quốc hoàn thành phát hành trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương vào cuối tháng 10/2020.
Thị trường chứng khoán 3/8/2020: Sắc xanh bao trùm phiên đầu tháng 8 - Phiên giao dịch sáng ngày 3/8, thị trường nhanh chóng lấy lại mốc 800 ngay đầu phiên với lực kéo từ nhóm Bluechips...