Giá thép xây dựng hôm nay 30/11/2018: Trong xu hướng đi xuống

(VOH) - 7h30 sáng nay 30/11, giờ Việt Nam, giá thép thanh giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kì hạn Thượng Hải giảm 24 nhân dân tệ, tương ứng 0,66%, xuống 3.593 nhân dân tệ/tấn (522,86 USD)

Chốt phiên giao dịch hôm qua, giá thanh cốt thép giảm 0,2% xuống 3.605 nhân dân tệ/tấn (tương đương 519,12 USD/tấn), sau khi chạm mức đỉnh trước đó là 3.665 nhân dân tệ/tấn.

Trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên, giá than luyện cốc tương lai tăng 1,4% lên 1.338 nhân dân tệ/tấn (tương đương 192,67 USD/tấn). Hợp đồng than cốc giao tháng 1/2019 tiến 0,4% lên 2.126 nhân dân tệ/tấn (tương đương 306,14 USD/tấn).

Giá quặng sắt quay đầu phục hồi sau 3 phiên giảm liên tiếp. Giá quặng sắt tương lai tăng 1.3% lên 476 nhân dân tệ/tấn (68,54 USD/tấn), nhưng vẫn dưới mức cao nhất trong phiên tại 477.5 nhân dân tệ/tấn.

Thép cây

Ảnh minh họa: internet 

Các hợp đồng thép tương lai suy yếu trong hôm qua 29/11 giữa lúc nguồn cung dư thừa và nhu cầu suy giảm, nhưng giá quặng sắt lại tăng.

Đà lao dốc của giá thép hôm thứ Hai đã châm ngòi cho đà giảm mạnh của giá quặng sắt cũng như than luyện cốc, nhưng sau đó giá của các hàng hóa này đã phục hồi lại phần nào.

Giá thép có khả năng rớt thêm trong ngắn hạn, một trader quặng sắt cho biết.

“Nguồn cung vẫn còn khá cao và nhu cầu vẫn yếu, môi trường này không thể hỗ trợ giá thép hiện nay”, ông nói.

Trung Quốc cho phép các khu vực tự xác định giới hạn sản lượng thay vì áp một biện pháp cho tất cả như mùa đông năm ngoái.

Lần đầu tiên trong 3 năm qua, các nhà máy sản xuất thép ghi nhận thua lỗ về một số sản phẩm thép, qua đó buộc họ phải cắt giảm chi phí.

Các nhà máy sản xuất thép vẫn chưa cắt giảm sản lượng, thay vào đó thúc giục các trader không bán sản phẩm của họ ở mức giá thấp, trader ở Thượng Hải cho hay.

“Một vài nhà máy sản xuất thép đã gửi thông báo tới các trader đã mua hàng hóa của họ, yêu cầu không được bán thép ở mức giá thấp hơn. Thế nhưng, nếu nhu cầu quá thấp, các trader khó mà có thể làm theo đó”, ông cho hay.

Đầu tư công nghệ là giải pháp bền vững cho ngành thép

Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế trong và ngoài nước, chính sách phòng vệ thương mại (PVTM) vừa là thách thức vừa là cơ hội để DN ngành thép phát triển, vươn lên mạnh mẽ bằng việc tập trung công nghệ sản xuất, nguồn nguyên liệu, tiết kiệm chi phí, giá thành…

Thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu (XK) sắt thép của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2018 tăng 38,2% về lượng và tăng 53% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 5,24 triệu tấn, trị giá 3,84 tỷ USD. Riêng tháng 10/2018, sản lượng sắt thép XK đạt 654.330 tấn, tương đương 453,25 triệu USD, tăng mạnh 35,8% về lượng và tăng 39,9% về kim ngạch so với tháng 10/2017.

Đáng chú ý, xét về mức tăng trưởng XK sắt thép 10 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái thì thấy gần như toàn bộ các thị trường đều tăng mạnh. Đến nay, giá trị XK 10 tháng đã vượt 200 triệu USD so với mức thực hiện cả năm 2017.

Nhiều chuyên gia nhận định, thời gian tới, áp lực cạnh tranh đối với các DN thép Việt Nam sẽ ngày càng lớn. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, cần không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Những DN hoàn thiện được chuỗi giá trị sẽ bật lên mạnh mẽ, chống chịu rủi ro tốt hơn so với các DN thương mại hoặc gia công thép đơn thuần.

Hiện nay, nhu cầu yếu, sức tiêu thụ chậm, để khuyến khích các nhà sản xuất thép xây dựng phía Bắc đã áp dụng các chương trình chiết khấu khiến giá thép trên thị trường giảm và phổ biến từ 100.000 – 150.000 đồng/tấn so với tháng 9, tùy theo từng chủng loại sản phẩm. Trong khi đó, tại các tỉnh phía Nam giá tương đối ổn định.

Thị trường chứng khoán 30/11/2018: Diễn biến hai sàn trái triều, Vn-Index mất mốc 925 điểm: Sau những phút hưng phấn vào đầu phiên giao dịch ngày 30/11/2018, lực bán bắt đầu gia tăng dần, thị trường đảo chiều quay về giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu. Vn-Index mất điểm.

 

Giá xăng dầu hôm nay 30/11/2018: Phục hồi tăng mạnh do thông tin khả năng giảm sản lượng từ Nga: Giá xăng dầu hôm nay 30/11 tăng trở lại sau khi một nguồn tin cho biết Bộ trưởng Năng lượng Nga đã họp mặt với các nhà sản xuất trong nước và thống nhất rằng việc giảm sản lượng là cần thiết.