Giá thép xây dựng hôm nay 30/7/2019: Thép thấp nhất 5 tuần khi các hạn chế sản xuất được dỡ bỏ

(VOH) - Giá thép trên thị trường Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 5 tuần vì thành phố Đường Sơn (nơi sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc) sắp kết thúc giai đoạn hạn chế sản xuất thép.

Giá thép xây dựng thế giới giảm

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 16 nhân dân tệ xuống 3.891 nhân dân tệ/tấn vào lúc 7h45, ngày 30/7, giờ Việt Nam.

Sản xuất thép

Ảnh minh họa: internet

Hợp đồng thép giao sau tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 5 tuần vào thứ Hai (29/7) trước khi chính quyền địa phương dỡ bỏ các hạn chế sản xuất tại thành phố sản xuất thép hàng đầu, Đường Sơn, theo Hellenic Shipping News.

Hợp đồng thép thanh xây dựng hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1,9% xuống còn 3.877 nhân dân tệ/tấn (tương đương 562,77 USD/tấn), mức chốt phiên giao dịch thấp nhất kể từ ngày 21/6.

Giá thép cuộn cán nóng giảm 1,8% xuống 3.797 nhân dân tệ/tấn, cũng là mức thấp nhất kể từ ngày 21/6.

Biện pháp chống ô nhiễm ở Đường Sơn yêu cầu các nhà máy thép phải hạn chế 20% hoạt động sản xuất của họ bắt đầu từ ngày 21/7 đến ngày 31/7.

Việc sản xuất thép ở Trung Quốc với tốc độ khá nhanh vì các nhà chức trách đã loại bỏ các hạn chế sản lượng cho ngành công nghiệp nặng trong mùa đông sắp tới bất chấp chiến dịch ngăn chặn tình trạng ô nhiễm của chính phủ.

Bất kì giới hạn sản xuất nào cho các nhà máy thép trong mùa đông sẽ được đưa ra bởi chính quyền địa phương tùy thuộc vào lượng khí thải của họ, Bộ Môi trường cho biếthom 26/7.

Quyết định này của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh một số chính quyền địa phương và các nhà sản xuất khiếu nại việc giảm sản xuất đã cản trở hoạt động công nghiệp và khiến tăng trưởng kinh tế địa phương trở nên trì trệ.

Tuy nhiên một số chuyên gia phân tích không quá lạc quan về triển vọng cho nhu cầu thép theo hướng kích thích này của Trung Quốc.

Các chuyên gia phân tích của ANZ Research cho biết: "Chúng tôi không mong đợi các biện pháp kích thích bổ sung như này để thay đổi nhu cầu đối với hàng hóa, ví dụ như thép và đồng".

Giá quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giao tháng 1 đóng cửa tăng 0,7% lên 750,5 nhân dân tệ/tấn, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% giao cho Trung Quốc tăng 1,3% lên 117,5 USD/tấn vào ngày 26/7, theo dữ liệu của SteelHome.

Khối lượng quặng sắt nhập khẩu dự trữ tại các cảng Trung Quốc tăng tuần thứ hai liên tiếp, ở mức 119,25 triệu tấn tính đến ngày 26/7, theo SteelHome.

Giá các nguyên liệu đầu vào khác giao dịch kém hơn với giá than mỡ giảm 0,5% trong khi giá than cốc giảm 0,3%.

Khối lượng quặng sắt Trung Quốc nhập khẩu từ Austrlia trong tháng 6 tăng so với tháng trước mặc dù các hạn chế sản xuất liên tục được đặt ra.

Cơ quan quản lí ngoại hối của Trung Quốc ngày 28/7 cho biết vào họ sẽ nới lỏng các qui tắc phê duyệt trao đổi tiền tệ cho thị trường hàng hóa giao sau.

Xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép tăng tháng thứ hai liên tiếp

Với kim ngạch tăng trưởng hai tháng liên tiếp, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép đã thu về trên 1 tỷ USD và lọt vào TOP những mặt hàng đạt kim ngạch tỷ USD trong nửa đầu năm 2019.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép tháng 6/2019 thu về 303,5 triệu USD, tăng 2,1% so với tháng 5/2019 – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp.

Nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2019 lên 1,62 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ. Với con số trên 1 tỷ USD, mặt hàng sản phẩm từ sắt thép lọt vào TOP những mặt hàng đạt kim ngạch tỷ USD trong nửa đầu năm 2019.

Sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam đã được xuất khẩu tới 34 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó xuất sang các nước Đông Nam Á chiếm 17,68%, các nước EU chiếm 18,54% và các nước khác (trừ EU và ASEAN) chiếm 63,77%.

Gần đây một số sản phẩm đã vươn lên với giá trị xuất khẩu vượt mức tỉ USD sau nửa đầu năm. Ví dụ, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy từ đầu năm đến hết tháng 6, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép đạt trị giá 2,24 tỉ USD, tăng 20,8% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất với trị giá 324,68 triệu USD, tăng 46,1% so với cùng kỳ năm trước…

Thép xuất xứ Việt Nam không bán phá giá tại Hàn Quốc

 Cuộc chiến bảo hộ ngành thép đang diễn ra ngày càng “nóng” khi mới đây 2 công ty thép lớn của Hàn Quốc là Hyundai và Dongkuk muốn chính phủ nước này điều tra, xem xét đánh thuế thép hình chữ H xuất xứ từ Việt Nam.

Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho biết phía hiệp hội đang làm việc với các cơ quan chức năng của Hàn Quốc, đồng thời khẳng định không có hiện tượng bán phá giá mặt hàng này.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Hàn Quốc, năm 2018 thép hình chữ H nhập từ Việt Nam tăng hơn 10,4%, tương đương sản lượng 200.000 tấn, chiếm 55% tổng lượng thép hình chữ H nhập khẩu vào Hàn Quốc (365.000 tấn). Trong quý 1/2019, con số vẫn tiếp tục tăng với sản lượng đạt 55.000 tấn (tương ứng tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái).

Từ đó, Hyundai và Dongkuk e ngại nếu không có biện pháp tự vệ, thép hình chữ H từ Việt Nam tràn sang gây ảnh hưởng giống Trung Quốc. Năm 2016, Trung Quốc đã bị chế tài về số lượng và giá khiến lượng hàng nhập khẩu suy giảm và vị trí dẫn đầu đang được thay thế bởi Việt Nam.

Giá thép xây dựng hôm nay 29/7/2019: Giá thép giảm mạnh - Giá thép hôm nay giảm mạnh, giá thép cán nóng sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng tăng 0,9% lên 3.881 CNY/tấn.
Giá xăng dầu hôm nay 30/7/2019: Giá tăng nhờ triển vọng Fed giảm lãi suất- Giá xăng dầu hôm nay tăng trở lại nhờ kỳ vọng Fed hạ lãi suất, lấn át những lo ngại về đàm phán thương mại Mỹ - Trung và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại.