Giá thép xây dựng hôm nay 5/10: Nhu cầu thép Indonesia sẽ tăng 7-9% năm

 (VOH) - Giá thép ngày 5/10 tăng, nhu cầu thép của Indonesia dự kiến sẽ tăng 7-9%/năm trong vài năm tới. Công ty Gunung Raja Paksi sẽ tăng doanh số bán thép trong năm nay thêm 3,3% lên 1,25 triệu tấn.

Giá thép thế giới tăng

Ông Aloysius Maximilian, tổng giám đốc của Gunung Raja Paksi, Indonesia dự báo nhu cầu thép nội địa của nước này sẽ đạt 16 triệu tấn trong năm nay, tăng 6,1% so với năm 2018. Bộ Công nghiệp Indonesia cũng ước tính, sản lượng thép của nước này sẽ đạt 17 triệu tấn trong năm nay và nhu cầu thép sẽ đạt 15 triệu tấn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered, Indonesia có điều kiện trở thành trụ cột của nền kinh tế toàn cầu và Indonesia sẽ trở thành quốc gia có tiềm năng tăng trưởng thương mại lớn thứ 7 trên thế giới.

Giá thép xây dựng hôm nay 5/10/2019

Ảnh minh họa: internet

Thép HRC: Giá thép cuộn cán nóng (HRC) tại thị trường EU tiếp tục chậm lại và các khách mua hàng dự kiến giá sẽ giảm hơn nữa, bởi vậy hoạt động bổ sung dự trữ bị chậm lại.

Hiện tại, giá thép HRC nhập khẩu vẫn duy trì vững, và các thương nhân chào mức giá thấp hơn nhiều, song không có nhân tố nào thúc đẩy nhu cầu thị trường.

Những người tham gia thị trường cho rằng, sự suy giảm giá gần đây có thể gần như đã chạm đáy và môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn đáng lo ngại bao gồm sản xuất, vấn đề Brexit và xung đột thương mại Mỹ - Trung.

Thép phế liệu: Thống kê từ Bộ Tài chính Nhật Bản, tổng khối lượng thép phế liệu nhập khẩu của Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 86.000 tấn, giảm mạnh 46% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu trung bình tháng đạt 110.000 tấn và tổng nhập khẩu trong cả năm đạt 130.000 tấn.

Trong số đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất đạt 410.000 tấn, giảm 46,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 47,6% trong tổng số.

Mặt khác, nhập khẩu thép phế liệu Nhật Bản trong tháng 8/2019 đạt 6.500 tấn, giảm 20,6% so với tháng 8/2018, song tăng 21,2% so với tháng 7/2019, giảm xuống khoảng 10.000 tấn trong 3 tháng liên tiếp.

Số liệu chính thức cho biết, tổng xuất khẩu thép phế liệu của Nhật Bản trong tháng 8/2019 đạt 692.000 tấn, tăng 11,6% so với tháng 8/2018, và tăng 1,2% so với tháng 7/2019, đạt mức cao mới kể từ năm 2018.

Trong số đó, nguồn cung chủ yếu là Hàn Quốc đạt 297.000 tấn, giảm 4,6% so với tháng 8/2018, Việt Nam đứng thứ 2 đạt 257.000 tấn, tăng 67,6% so với tháng 8/2018, tiếp theo là Bengal đạt 24.000 tấn, tăng 6,3% so với tháng 8/2018 và Trung Quốc đứng thứ 4 đạt 1.992 tấn, giảm 97,1% so với tháng 8/2018.

Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) cho biết, sản lượng thép Trung Quốc trong tháng 8/2019 tăng 9,3% so với tháng 8/2018.

Con số này chiếm hơn 50%-56% tổng sản lượng thép toàn cầu, ngay cả khi nước này giảm sản lượng trong mùa đông và hoạt động xây dựng suy yếu.

Điều này do hầu hết các nhà máy thép lớn cắt giảm sản lượng trong 3 tháng trừ Trung Quốc. Sản lượng thép thô Nhật Bản trong tháng 8/2019 giảm 7,8%, châu Âu giảm 2,2%, trong khi Mỹ không thay đổi.

Chịu ảnh hưởng bởi dư cung và các hạn chế nhập khẩu bởi Trung Quốc, giá xuất khẩu than luyện kim của Australia giảm đáng kể 70 USD/tấn so với hồi đầu năm nay.

Giá thép không gỉ tại Trung Quốc có thể tăng sau ngày lễ quốc gia

Tình trạng thiếu thép cuộn cán nóng Trung Quốc do các nhà máy cán lại đã cắt giảm sản lượng, có thể làm tăng giá thép không gỉ sau kỳ nghỉ lễ quốc gia.

Nhà máy thép tin rằng nếu đàm phán thương mại Mỹ-Trung có thể có tin tốt sau kỳ nghỉ thì giá sẽ được hỗ trợ.

Tập đoàn sản xuất thép không gỉ đẳng cấp thế giới Tsingshan Holding Group cho biết khi giá vật liệu hợp kim tiếp tục tăng và giá gang niken của Trung Quốc cao sẽ đẩy giá thép không gỉ tăng lên sau kỳ nghỉ.

Mặc dù sản lượng thép tăng vọt, hàng tồn kho thị trường thép Trung Quốc giảm do các thương nhân nắm giữ đến tháng 9 lớn hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy nhu cầu mạnh theo mùa đã hấp thụ thêm sản lượng thép.

Dự trữ thị trường thép cây, thép dây, cuộn cán nóng, cuộn cán nguội và thép tấm giảm 5.1%, tương đương 0.71 triệu tấn từ cuối tháng 8 xuống còn 13.31 triệu tấn cuối tháng 9, dữ liệu do Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc công bố cho thấy.

So với cùng kỳ năm 2018, tổng tồn kho thị trường chỉ giảm 1.1%, tương đương 0.1 triệu tấn, xuống 9.32 triệu tấn. Các hàng tồn kho trên thị trường thường được giữ ở mức thấp trong năm 2018, do cắt giảm sản lượng thép lớn hơn vì lý do môi trường và công suất thép thấp hơn trong năm 2018 so với năm 2019.

Trong số 5 sản phẩm thép, tồn kho thép cây giảm mạnh nhất trong tháng 9, giảm 7.3%, tương đương 0.44 triệu tấn từ cuối tháng 8 xuống còn 5.59 triệu tấn.

Một số thương nhân thép cho biết nhu cầu của người dùng cuối đối với thép xây dựng trong tháng 9 là mạnh nhất từ ​​đầu năm 2019, nhờ vào việc xây dựng bất động sản mạnh mẽ.

Giá quặng sắt tiếp tục tăng mạnh

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá quặng sắt hợp đồng kỳ hạn tháng 10 giao dịch trên sàn Singapore tiếp tục tăng mạnh trên 3%, lên mức hơn 2,1 triệu đồng/tấn.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8 vừa qua, cả nước xuất khẩu trên 492.000 tấn sắt thép, đạt hơn 320 triệu USD, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của sắt thép Việt Nam là thị trường Đông Nam Á, Mỹ và EU.

Sản phẩm sắt thép của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu

 Sau khi tăng trưởng ở tháng 7/2019, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép kim ngạch đã suy giảm trở lại ở tháng 8/2019, giảm 3,6% xuống còn 306,28 triệu USD.

Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8/2019 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 2,23 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu

sang thị trường Mỹ, chiếm 19,81% tỷ trọng đạt 443,39 triệu USD, tăng 47,45% so với tháng cùng kỳ năm trước, riêng tháng 8/2019 cũng đã xuất sang Mỹ 65,44 triệu USD, tăng 22,03% so với tháng 7/2019 và tăng 74,32% so với tháng 8/2018.

Đứng thứ hai sau Mỹ là thị trường Nhật Bản, đạt 313,61 triệu USDS, tăng 14,52% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 8/2019 kim ngạch đạt 44,91 triệu USD, tăng 3,31% so với tháng 7/2019 và tăng 14,27% so với tháng 8/2018.

Kế đến là các thị trường Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc kim ngạch xuất sang ba thị trường này đều tăng trưởng, riêng chỉ có thị trường Thái Lan giảm 20,99% tương ứng với 140,76 triệu USD. Riêng tháng 8/2019, xuất sang ba thị trường đều tăng kim ngạch nhưng xuất sang Ấn Độ giảm 41,07% chỉ với 15 triệu USD.

Ngoài ra 4 thị trường chủ lực kể trên, mặt hàng sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường như: Hà Lan, Australia, Bỉ, Indonesia….

Nhìn chung, 8 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép sang các thị trường kim ngạch đều tăng trưởng, theo đó xuất sang thị trường các thị trường Thụy Điển và Na Uy tăng vượt trội.

Giá thép xây dựng hôm nay 30/9/2019: Giá thép, quặng sắt tăng - Giá thép xây dựng ngày 30/9 tăng, giá thép thanh cốt thép tại Thượng Hải tăng 4,3%. Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng 3,8%. Thị trường Trung Quốc đóng cửa từ ngày 1-7/10/2019.
 
Giá xăng dầu hôm nay 5/10/2019: Phục hồi tăng vào cuối tuần, nhưng đà tăng chưa đáng kể - Giá xăng dầu ngày 5/10 phục hồi tăng trở lại, nhưng đà đi lên chưa đáng kể. Đà giảm giá dầu được hạn chế bởi nhà đầu tư kì vọng Mỹ và Trung Quốc đang trong tiến trình giải quyết xung ...