Giá tiêu hôm nay 04/09/2020: Vẫn giữ mốc 50.000 đồng/kg, trong khi giá thế giới giảm

(VOH) - Giá tiêu trong nước ngày 04/09 đi ngang phiên thứ 6 tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới giảm.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 50.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  47.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) và Bình Phước  ổn định ở mức 48.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định, dao động ở ngưỡng 50.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  và Gia Lai không đổi, dao động trong  ngưỡng 47.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

48,500

0

GIA LAI

— Chư Sê

47,500

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

48,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

50.000

0

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

48, 500

0

ĐỒNG NAI

— Tiêu

47,500

0

Giá tiêu hôm nay 04/09/2020Ảnh minh họa: internet

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo từ cuối năm 2020, giá tiêu có thể bắt đầu hồi phục khi cung – cầu trở về mức cân bằng và nhiều doanh nghiệp tăng cường mua tích trữ nhân lúc giá tiêu thấp.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra dự báo giá tiêu sẽ giảm trong thời gian tới do những diện tích tiêu trồng từ năm 2016 – 2017 ở các nước sản xuất lớn nay đến lúc cho sản lượng cao.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2020, giá tiêu có thể bắt đầu hồi phục khi cung – cầu trở về mức cân bằng và nhiều doanh nghiệp tăng cường mua tích trữ nhân lúc giá tiêu thấp.

Theo Bộ NN&PTNT, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã làm giảm sức mua của thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của bão lụt tại Trung Quốc khiến sức mua mặt hàng này giảm.

Xu hướng giảm giá được dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam có thể không đạt mục tiêu đề ra trong năm 2020.

Sản lượng hạt tiêu nội địa dự báo giảm, gây thêm khó khăn cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu đạt được mục tiêu 280.000 tấn, đạt giá trị xuất khẩu 800 triệu USD trong năm nay.

COVID-19 đang tác động nghiêm trọng lên thương mại và chuỗi cung ứng hạt tiêu toàn cầu bị gián đoạn tại nhiều thị trường

Theo Hiệp hội Hồ tiêu (VPA), sản lượng tiêu diện tích hồ tiêu của các tỉnh đang xuống cấp do sự thiếu đầu tư chăm sóc, trừ Đăk Nông và huyện Cư Kuin của Đăk Lăk thì vườn tiêu được duy trì tốt. Lượng tiêu chết vẫn chưa được thống kê nhưng nhìn chung sản lượng năm 2020 giảm 15% so với năm 2019.

VPA dự báo năm 2021 sản lượng tiêu  tiếp tục giảm mạnh, sản lượng 2021 dự kiến đạt trên dưới 220.000 tấn. Thông qua đợt khảo sát, Hiệp hội sẽ đề nghị với Bộ Nông Nghiệp phối hợp với các ban ngành để thực hiện khảo sát và đánh giá chính xác hơn toàn bộ diện tích, sản lượng hồ tiêu cả nước.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo giá tiêu giảm trong ngắn hạn do thương mại hồ tiêu toàn cầu đang bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 năm 2020 ước đạt 20 nghìn tấn với giá trị đạt 49 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2020 đạt 187 nghìn tấn và 405 triệu USD, giảm 6,5% về khối lượng và giảm 20,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 6 tháng năm 2020 đạt 2.134 USD/tấn, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu tiêu sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm cả về khối lượng và giá trị do chịu tác động kép từ đại dịch COVID-19 và dư cung.

Trong 5 thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam, bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pakistan và Hà Lan với 37,9% thị phần, chỉ có thị trường Mỹ có khối lượng xuất khẩu tăng.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang Mỹ đạt 28,7 nghìn tấn, tương đương 71,4 triệu USD, tăng 3,7% về khối lượng nhưng giảm 7,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Giá tiêu thế giới giảm

Hôm nay 04/09/2020, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 33.866,65 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 7/2020 lại giảm 100 Rupi/tạ, tương đương 0,44%, về  ngưỡng 34.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

33866.65

0

0.00

0

33866.65

33866.65

33866.65

33866.65

7/2020

34250

-150

-0.44

0

34250

34050

34050

34400

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/2013

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Tháng 8/2020, giá hạt tiêu đen trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất: giá xuất khẩu tại Indonesia giảm, ổn định tại Malaysia nhưng tăng tại Ấn Độ và Việt Nam. Giá hạt tiêu trắng ổn định tại Trung Quốc và Malaysia, nhưng tăng tại Việt Nam và Indonesia.

Tại Ấn Độ, giá tiêu đen đã chạm mức 350 rupee/kg trong khi hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka có giá 550 rupee/kg. Mặc dù có sự chênh lệch lớn về giá, nhưng trong vòng 7 tháng, 12.991 tấn tiêu đã được nhập khẩu về từ Sri Lanka và một số quốc gia khác.

Phần lớn trong số đó được nhập khẩu về để chiết xuất tinh chất từ hạt tiêu. Tuy nhiên, chỉ 10% hạt tiêu chứa tinh chất, 90% còn lại chỉ là chất thải, theo tờ United News of India.

Ông Kishore Shamji, điều phối viên tại Hiệp hội thương nhân, người nông dân, nhà sản xuất và người trồng tiêu và gia vị Ấn Độ (IPSTPC), cho biết, khi hồ tiêu trong nước có giá thấp thì việc nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao hơn là một điều đáng ngờ. Chính phủ Ấn Độ hiện đã nhận được đệ trình điều tra về giao dịch này.

Giá tiêu hôm nay 03/09/2020: Chờ tín hiệu thị trường, giá tiêu có phiên thứ 5 đi ngang- Giá tiêu trong nước ngày 03/09 đi ngang phiên thứ 5 tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới trái chiều.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 04/09/2020: USD khó phục hồi – Đồng bạc xanh không thể tiếp tục đà hồi phục do nền kinh tế Mỹ đối mặt với một số nguy cơ, trong đó có sự gia tăng thâm hụt thương mại, nợ chính phủ tăng cao và thâm hụt ngân sách kỷ lục.