Giá tiêu hôm nay 22/12/2020: Giảm tiếp 500- 1.000 đồng/kg tại  Bà Rịa - Vũng Tàu và Gia Lai

(VOH) - Giá tiêu trong nước ngày 22/12 giảm thêm 500 – 1.000 đồng/kg tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Gia Lai, các địa phương khác đi ngang. Trong khi giá tiêu thế giới tăng.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 55.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  52.000 đồng/kg  tại Đồng Nai và Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo)  đi ngang ở  mức 54.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động  về ngưỡng 52.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  cũng giảm 500 đồng/kg, dao động về  ngưỡng 55.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước ổn định, dao động ở ngưỡng 55.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  đi ngang, dao động ở  mức 52.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

54,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

52,000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

54,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

55.500

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

55, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

52,000

0

Giá tiêu hôm nay 22/12/2020
Ảnh minh họa: internet

Hiện giá xuất khẩu hồ tiêu dao động từ 2.800 USD đến hơn 2.900 USD/ tấn, nhưng mức giá này doanh nghiệp Việt Nam không bán được là do đa phần đã ký bán xa với giá thấp khoảng 1.900 USD.

11 tháng năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 263 nghìn tấn, trị giá 596 triệu USD, giảm 1,7% về lượng và giảm 11,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu tháng 11/2020 ước đạt 2.543 USD/tấn, tăng 3,6% so với tháng 10/2020 và tăng 8,1% so với tháng 11/2019. Tính chung 11 tháng năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt 2.268 USD/tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhìn lại hoạt động xuất khẩu hồ tiêu trong năm 2020, ông Nguyễn Tấn Hiên, Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Tổng giám đốc Công ty Cổ phần TM DV XNK Trân Châu cho rằng, năm 2020 là một năm có quá nhiều khó khăn đối với ngành hồ tiêu Việt Nam.

11 tháng đầu năm xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam chỉ giảm 1,7% về lượng nhưng giảm đến 11,7% về giá trị, do giá xuất khẩu hồ tiêu trong những tháng đầu năm 2020 rất thấp. Hiện giá xuất khẩu hồ tiêu dao động từ 2.800 USD đến hơn 2.900 USD/ tấn, nhưng mức giá này doanh nghiệp Việt Nam không bán được là do đa phần đã ký bán xa với giá thấp khoảng 1.900 USD đến 2.000 USD/tấn. Đây là mức giá bán thấp nhất so với các năm trước nên tính tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng giảm rất nhiều", ông Hiên chia sẻ.

Trước khi bước vào vụ tiêu mới, có nhiều tín hiệu cho thấy là thị trường hồ tiêu năm 2021 sẽ khởi sắc hơn so với 2020, như việc giá tiêu trên thị trường đang trong xu hướng tăng giá, hầu hết các doanh nghiệp hồ tiêu đều biết và cẩn thận trước khi quyết định bán xa.

Cuối tháng 12/2020, tỉnh Đắk Nông sẽ sớm thu hoạch vụ tiêu mới, và sẽ thu hoạch rộ vào cuối tháng 1/2021. Hiện nay, Đắk Nông là tỉnh dẫn đầu trong cả nước có diện tích hồ tiêu lớn nhất với hơn 30 ngàn hecta, chiếm khoảng chiếm khoảng 25% diện tích trên cả nước, đến tháng 2/2021 Đắk Lắk và các tỉnh khác sẽ bắt đầu vào vụ mới.

Giá tiêu thế giới phục hồi tăng

Hôm nay 22/12/2020, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 35.227.25 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 11/2020 phục hồi tăng 100 Rupi/tạ, lên ngưỡng 35.850 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

35227.25

0

0.00

0

35227.25

35227.25

35227.25

35227.25

11/2020

35850

+100

0.28

0

35850

35550

35550

35750
 

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/2013

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Trong 8 tháng đầu năm theo lịch Iran (từ 20/3/2020 - 20/11/2020), tổng số sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu sang các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu (EEU) đạt giá trị 334 triệu USD, tăng 53% so với cùng kì năm ngoái.

Trong đó, hạt tiêu là một trong các sản phẩm xuất khẩu chính của Iran vào giai đoạn nói trên. Belarus, Kazakhstan và Nga là ba nước chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất từ Iran, theo thông tin từ Financial Tribune.

Từ đó có thể thấy rằng, mức tăng trưởng về khối lượng và giá trị các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Iran tăng lần lượt là 27% và 13% so với cùng kì năm ngoái. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp của quốc gia Hồi giáo này.