Nỗi buồn cá tra

(VOH) - Kể từ giữa năm 2008 đến nay, cả doanh nghiệp và người nuôi cá tra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa hết buồn do thị trường cá tra luôn bất ổn. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là sản phẩm đầu ra giá rẻ, tiêu thụ chậm và khó khăn.

Nỗi buồn cá tra

(VOH) - Kể từ giữa năm 2008 đến nay, cả doanh nghiệp và người nuôi cá tra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa hết buồn do thị trường cá tra luôn bất ổn. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là sản phẩm đầu ra giá rẻ, tiêu thụ chậm và khó khăn.

 
 Thu hoạch các tra ở Lai Vung (Đồng Tháp). Ảnh: Tuổi Trẻ

Một số hộ nuôi cá tra lớn tỉnh An Giang, như ông Phan Văn Nẫm, Cao Lương Tri, cùng ở huyện Chợ Mới cho biết hiện nay mức lãi cao nhất là 500 đồng/kg cá tra nguyên liệu nếu nuôi thành công, còn nếu gặp rủi ro dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt cao thì cầm chắc từ huề tới lỗ vốn. Bởi vậy, nhiều hộ nuôi cá tra quy mô lớn đang chuyển đổi phương thức nuôi từ thâm canh sang chăn nuôi “cầm chừng”. Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ cho biết người nuôi cá tra trên địa bàn đang bắt cá giống để thả nuôi mật độ thấp 20 con/mét vuông, mục đích vừa “chờ thời“ vừa giảm chi phí đầu tư.



Sở dĩ xảy ra tình trạng này, không chỉ do giá thu mua cá tra giảm mà còn do một số doanh nghiệp chậm trả tiền cho người nuôi cá nên khả năng tái đầu tư thấp. Giá cá tra nguyên liệu hiện đang phổ biến ở mức 14.500 đồng đến 15.000 đồng/kg. Ví dụ như Agifish đang thu mua cá cho những hộ gia công với giá khỏang 14.600 đồng, thấp hơn so với khi nông dân bán cá cho Việt An là 15.000 đồng/kg.v.v. Tuy nhiên, một điểm thừơng xảy ra trong những giai đoạn thị trường đầu ra khó khăn là một số doanh nghiệp thay vì trả tiền theo hợp đồng trong 1 tháng sau khi bắt cá thì thường kéo dài đến 3 tháng thậm chí có nơi còn chậm trễ lâu hơn. Điều này càng gây thêm khó khăn cho ngừơi nuôi, không chỉ bán cá rẻ mà còn chậm thu hồi vốn.


Cách đây khoảng hơn 2 tháng, sau khi Chính phủ có cuộc họp với ngành nông nghiệp, hiệp hội và chính quyền các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long để tìm giải pháp phát triển cho cá tra, nhưng đến nay tình hình vẫn chưa được cải thiện. Số hộ bỏ ao hầm lên đến 40% tính theo sản lượng so với năm 2008. Một trong đó là việc hỗ trợ lãi vay cho ngừơi nuôi cá không thực hiện được. Về vấn đề này, ông Phan Van Danh, Chủ tịch Hiệp Hội nghề cá tỉnh An Giang cho biết:






Người nuôi đã vậy, về phía các doanh nghiệp cũng có những bất ổn. Theo những ngừơi am hiểu trong ngành, hiện nay, do số nhà máy xây dựng nhiều, trong khi tình hình xuất khẩu chậm nên nhiều doanh nghiệp họat động cầm chừng, khỏang 10-15% hoặc cao lắm là 50% công suất, với 100 đến 150 tấn/ngày, là nguy cơ càng sản xuất càng lỗ. Và để giảm lỗ, một trong những giải pháp là doanh nghiệp cho giá thu mua cá thấp hơn. Không những vậy, một vấn đề đáng báo động là vẫn còn xảy ra tình trạng cạnh tranh chào gía “dẫm đạp lẫn nhau“ ở một số thị trường. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng buồn cho nghề cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long. Để giải quyết vấn đề này, Hiệp hội hoặc Ban điều hành xuất khẩu cá tra cần có biện pháp chế tài đối với doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, ông Lương Hoàng Mạnh, Công ty thủy sản Cần Thơ cho biết:






Theo Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam, Vasep nhận định tình hình xuất khẩu cá tra hiện nay vẫn còn chậm và kéo dài hết quý 3 năm 2009. Dự báo đến cúôi năm nay, bức tranh xuất khẩu thủy sản sẽ có những nét sáng sủa hơn. Về vấn đề Ban điều hành xuất khẩu cá tra vừa thành lập nhưng chưa có hiệu quả tức thời, ông Trương Ngọc Hòe, Tổng thư ký Vasep cho biết:





Mặc dù nghề nuôi cá tra đang ở giai đọan nhiều sóng gió nhưng hiện một số doanh nghiệp ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp... đang tổ chức sản xuất lên kết với nông dân. Như Công ty Agifish An Giang đã cùng gần 30 hộ thành lập câu lạc bộ nuôi cá sạch, nông dân HTX Thới An, Ô Môn, Cần Thơ và Công ty Hùng Vương tỉnh Tiền Giang…liên kết sản xuất để có nguồn nguyên liệu ổn định. Đồng thời, qua hình thức cùng tham gia đầu tư và quản lý vùng nuôi cũng dễ dàng thực hiện khâu gắn mã vạch, đáp ứng đòi hỏi truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ phía nhập khẩu. Do đó xuất khẩu cá tra, ba sa càng thuận lợi hơn. Hiện nay, ở một số địa phương đã có sự thay đổi phương thức nuôi, tạo được sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp đang có những thuận lợi. Tỉnh Đồng Tháp, ước tính sản lựơng cá tra cả năm 2009 của tỉnh sẽ đạt 250.000 tấn. Tình trạng một số hộ nuôi cá tra diện tích nhỏ đang chuyển nghề hoặc chuyển sang nuôi gia công cho nhiều doanh nghiệp là một thực tế, ông Dương Nghĩa Quốc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói:





Để con cá tra có viễn cảnh tươi sáng hơn, ngoài Ban điều hành xuất khẩu cá tra còn cần sự tham gia của nông dân và doanh nghiệp trong thực hiện các chủ trương, định hướng quy họach phát triển vùng nguyên liệu, bảo đảm chất lựơng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nông dân và doanh nghiệp liên kết lại trong sản xuất, theo kế họach và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cũng đồng tâm, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, hiệp hội ngành nghề và các bộ ngành, các địa phương cũng cần thiết có hình thức “tẩy chay“ những doanh nghiệp không chơi chung sân mà thích “đánh lẻ“. Những vấn đề này, ai cũng thấy nhưng khi đi vào thực tế vẫn không dễ dàng./.
 

Nguyễn Thắng